<For English version, please scroll down…>
Sự phục hồi đang dần diễn ra… nhưng vô cùng bất đối xứng…
Các sự kiện chính – Main events:
Ngày tồi tệ nhất của đại dịch covid-19, ít nhất là từ khía cạnh kinh tế, chính là thứ Sáu Tốt Lành. Vào ngày 10 tháng 4, sự phong tỏa ở nhiều quốc gia lên tới đỉnh điểm, bao gồm lệnh cấm tất cả mọi người ra khỏi nhà và dừng mọi hoạt động. GDP toàn cầu ngày hôm đó thấp hơn 20% so với mức nếu không có dịch bệnh.
Theo báo cáo của IDC năm 2020, trong 10 nước ở Châu Á TBD, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Hàn Quốc ở tốc độ phát triển ví điện tử (CAGR tăng trưởng ví điện tử giai đoạn 2017-2022 đạt 67%), và xếp thứ 3 sau Nhật và Malaysia về tốc độ phát triển debit card. Trong đó, báo cáo về kỷ nguyên mới của lĩnh vực thanh toán số của IDC và NTT Data công bố vào đầu năm 2020 cho thấy, trong khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở mức gần như thấp nhất, chỉ hơn mỗi Philippines. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức 80%, trong khi tại Indonesia là 68%, tại Nhật là 78%, tại Thái Lan là 60%, tại Trung Quốc là 34% và Hàn Quốc là 36%, ở các nước phát triển như Mỹ là 30%, UK là 25% và Thuỵ Điển là 15%. Với tỷ lệ hơn 52% dân số sử dụng internet và tiếp cận với smartphone hàng ngày, thế hệ Gen Z (những người sinh sau năm 2.000) và thế hệ Millennials (những người sinh sau 1980 đến đầu 2.000) đang trở thành lực lượng trẻ thúc đẩy xu hướng tiêu dùng số ở Việt Nam. Những con số trên cho thấy rằng, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt (noncash payments).
Khi cuộc chạy đua “đốt tiền” của các trang thương mại điện tử Việt Nam phần nào hạ nhiệt do thị trường đã định hình khá rõ ràng thì tâm điểm của sự chú ý cũng như dòng vốn đầu tư đã dịch chuyển sang những phân khúc khác đang cạnh tranh khốc liệt như thanh toán/ví điện tử và gọi xe, giao đồ ăn. Ba tay chơi chính trên thị trường là Grab, Go-Viet và be lỗ tổng cộng 4.900 tỷ đồng chỉ trong năm 2019. Bên cạnh đó, 2 ứng dụng chuyên về giao đồ ăn là Baemin và Now cũng lỗ hơn 1.200 tỷ đồng.
Với tầng lớp trung lưu phát triển tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang trong giai đoạn thị trường bán lẻ tăng trưởng phi thường. Theo phân tích, xu hướng này vẫn đang tiếp tục trong tương lai, khi mà Việt Nam có nhân khẩu học tương đối trẻ và chi cho tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn. Sự nở ra của miếng bánh bán lẻ quy mô 180 tỷ USD năm 2020 đi cùng những cấu phần bên trong nó, mà mô hình cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) là một trong những điểm sáng. Cuộc đua mở cửa hàng tiện lợi 24/7 ngày càng được đẩy mạnh, nhưng thời điểm hiện tại phần lớn vẫn đang tập trung ở các thành phố lớn là HCM và Hà Nội.
Tại sao nó ảnh hưởng – Why is it affected:
Đến nay, các chính phủ đã dỡ bỏ các lệnh phong tỏa, cho phép các nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Các nhà phân tích cho rằng GDP toàn cầu quý 3 sẽ tăng khoảng 7% so với quý hai. Có vẻ như kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục theo hình chữ V, nhưng vẫn còn rất lâu thế giới mới có thể trở lại bình thường. Các chính phủ tiếp tục thực thi các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn virus. Những điều này làm giảm sản lượng – khi buộc ít thực khách hơn đến một nhà hàng tại một thời điểm, hoặc cấm khán giả tham gia các đấu trường thể thao. Mọi người vẫn lo lắng về việc bị lây nhiễm. Sự bất an về nền kinh tế của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở gần mức kỷ lục – và đây chính là một trong những lý do khiến các công ty chần chừ không muốn đầu tư. Theo nghiên cứu của JPMorgan Chase, doanh số bán lẻ trên toàn cầu đã phục hồi mức trước đại dịch từ tháng 7. Được trang bị số tiền mặt trị giá 2 nghìn tỷ USD từ các chính phủ kể từ khi virus tấn công, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã tích trữ nhiều thứ để có thể ở nhà thường xuyên hơn, từ máy tính xách tay đến quả tạ để tập thể dục khi rảnh rỗi. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch, phần lớn là do những ngành như vậy dễ bị ảnh hưởng khi mọi người không còn tụ tập nữa. Số lượng thực khách trong các nhà hàng vẫn thấp hơn 30-40% so với mức bình thường trên toàn thế giới, theo dữ liệu từ OpenTable, một nền tảng đặt chỗ. Số chuyến bay theo lịch trình chỉ bằng một nửa so với trước khi đại dịch xảy ra.
Không giống như Trung Quốc, thị trường ví điện tử gần như được định hình sẵn cho ông lớn WeChat và Alipay, thị trường ví điện tử của Việt Nam còn phân mảnh, người dùng sử dụng ví khi nào có nhiều khuyến mại cho họ hơn là sử dụng như một sản phẩm thay thế tiền mặt thông thường. Do đó, cuộc chiến đốt tiền để giành thị phần của các ví điện tử dường như không có hồi kết. Hiện nay đa phần các ví điện tử đều gắn với hệ sinh thái của những người khổng lồ. Ví dụ ZaloPay kết nối với hệ sinh thái Zalo của VNG, Airpay kết nối với hệ sinh thái Shopee và NOW, Moca nằm trong hệ sinh thái của Grab, chỉ có MoMo và Payoo là đơn thương độc mã. Thanh toán điện tử ở Việt Nam hiện nay vẫn dựa vào COD (thu hộ), nghiên cứu của IDC chỉ ra sự chậm lại ở hình thức COD tính đến năm 2022, bởi sự thanh toán liền mạch của các hình thức mới như ví điện tử hay thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Sự phát triển của thương mại điện tử đã buộc các trang TMĐT phải nỗ lực để hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán, bằng việc hợp tác với nhiều nhà cung cấp thanh toán khác nhau. IDC cho rằng cần có sự kết hợp nỗ lực từ cả khu vực tư nhân và nhà nước để tăng cường sử dụng thanh toán điện tử để giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt tại Việt Nam. Theo IDC, ví di động sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2030 tại Việt Nam, đặc biệt là với các thế hệ trẻ thanh toán bằng điện thoại thông minh. Do đó để đón đầu xu hướng trong thời gian tới, các ví điện tử hiện nay đang chạy đua không ngừng để mở rộng khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Với khởi đầu là một dịch vụ đặt xe, Grab đã phát triển thành một siêu ứng dụng với một loạt dịch vụ được tích hợp như gọi xe, đặt đồ ăn, chuyển hàng, thanh toán hóa đơn… Với việc có thêm cùng lúc 3 đối thủ nặng ký từ cuối năm 2018 là Go-Viet, be Group và Baemin (chỉ tham gia giao đồ ăn), mức mức lỗ năm 2019 của Grab đã tăng gấp đôi lên xấp xỉ 1.700 tỷ đồng. Tuy nhiên điều đáng nói là mức lỗ của Grab cũng chỉ tương đương với mức lỗ 1.682 tỷ của Go-Viet (hiện đã đổi tên thành Gojek Việt Nam) và nhỉnh hơn không nhiều so với mức lỗ 1.500 tỷ của be Group. Việc cả 3 có mức lỗ tương đương nhau trong khi 2 đối thủ đều có quy mô khiêm tốn hơn, cung cấp ít dịch vụ hơn (Go-Viet chưa có gọi ô tô, be chưa có giao đồ ăn) cho thấy sự áp đảo của Grab. Số liệu doanh thu phần nào minh chứng điều này: doanh thu 2019 của Grab đạt 3.382 tỷ trong khi Go-Viet chỉ đạt vỏn vẹn 22 tỷ và be đạt 456 tỷ đồng. Hơn 1.300 tỷ đồng lãi gộp từ hoạt động kinh doanh đã giúp Grab bù đắp đáng kể các chi phí khuyến mãi tung ra liên tục để thu hút người dùng.
Tính từ từ 2012 đến cuối năm 2018, số lượng cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc gấp 4 lần. Số liệu từ báo cáo nghiên cứu của Deloitte cuối năm 2018 cho thấy rằng, thương hiệu ngoại chiếm tới 70% thị phần kênh cửa hàng tiện lợi so với chỉ 30% của các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên các nhánh nhỏ hơn mới là điểm sáng chính: các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7 với khác biệt nằm ở thời gian hoạt động không nghỉ, tập trung chủ yếu vào bán đồ ăn – thức uống, và là địa điểm ưa thích của giới trẻ cũng như những người lao động về đêm.
Xu hướng chính – Key trends:
Các tính toán của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy rằng các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục làm giảm 7-8% GDP toàn cầu – hoàn toàn phù hợp với những gì The Economist nhận định vào tháng 4 khi đặt ra thuật ngữ “nền kinh tế 90%” để mô tả điều gì sẽ xảy ra khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang hoạt động với công suất khoảng chín phần mười, tuy nhiên, có rất nhiều sự khác biệt giữa các ngành và quốc gia. Tỷ lệ tăng trưởng phân hóa trong các đợt suy thoái là điều thường thấy, nhưng quy mô của sự sụt giảm sản lượng trong năm nay đồng nghĩa rằng sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng giữa các quốc gia là rất lớn. Một số nhà kinh tế cho rằng khoảng cách quá lớn giữa các quốc gia là một ảo ảnh thống kê, phản ánh các phương pháp tính toán số liệu GDP khác nhau; nhưng tác động này là nhỏ – phần lớn sự sụt giảm sản lượng đến từ khu vực tư nhân. Một số quốc gia khác có thể cân đối các biện pháp phong tỏa mà không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến GDP. Điều đó có thể giúp đưa thế giới đến gần hơn với “nền kinh tế 95%“. OECD kỳ vọng GDP toàn cầu sẽ phục hồi hơn nữa trong năm nay. Nhiều người có thể tin rằng một loại vắc xin, nếu có thể được sử dụng đủ rộng rãi, sẽ giúp mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nhưng chắc chắn sẽ có những “vết sẹo“. Việc các công ty không muốn đầu tư ngày hôm nay sẽ đồng nghĩa với việc có ít vốn hơn trong tương lai. Việc phân bổ lại các nguồn lực dư thừa cho các doanh nghiệp có năng suất cao hơn sẽ mất nhiều thời gian.
Tính chung cả năm 2019, bộ ba Grab, Go-Viet và be đã lỗ xấp xỉ 4.900 tỷ đồng – gấp 3 lần so với năm 2018; nguyên nhân một phần do Go-Viet mới chỉ hoạt động từ quý 4 còn be hoạt động từ tháng 12/2018. Chỉ sau hơn 1 năm gia nhập thị trường, lỗ lũy kế của Go-Viet và be đã lên tới 4.350 tỷ đồng – lớn hơn cả mức lỗ của Grab sau 6 năm hiện diện tại Việt Nam. Chính thức gia nhập thị trường từ năm 2019, dịch vụ giao ăn đồ ăn Baemin đến từ Hàn Quốc cũng lỗ tới 570 tỷ đồng không kém cạnh là bao so với mức lỗ 650 tỷ của Foody/Now.
Cuộc cạnh tranh tại phân khúc cửa hàng tiện lợi 24/7 tại Việt Nam đang khốc liệt và hấp dẫn không kém bất kỳ cuộc chiến kinh doanh nào; nhưng một đặc điểm chung, tất cả đang phải chịu cảnh thua lỗ để đổi lấy độ phủ và thị phần. Circle K hiện chính là tay chơi lớn nhất thị trường với gần 400 cửa hàng, tập trung tại hai thành phố là Hà Nội và HCM. Ra mắt Việt Nam từ cuối năm 2008, chuỗi cửa hàng tiện lợi Mỹ đã trở nên thân thuộc với thế hệ Z hay Millennials. Chỉ cần mua một món đồ bất kỳ, bạn sẽ có không gian có thể ngồi làm việc, đầy đủ wifi và điều hòa mát lạnh, có đồ ăn bất cứ khi nào đói… Kể từ thời điểm chốt báo cáo tài chính 2018 cho đến nay, chuỗi tiện lợi tăng thêm 100 cửa hàng. Xếp ngay sau, Family Mart cũng cho thấy sức mạnh của mình khi vào Việt Nam từ năm 2009 trong một liên doanh với CTCP Tập đoàn Phú Thái. Chỉ với khoảng 130 cửa hàng, nhưng doanh thu trong năm gần nhất lên tới 1.360 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng nhất trong các đơn vị kinh doanh bán lẻ 24/7 tại Việt Nam. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức ổn định trong nhiều năm nay, đạt trên 26%. Mức lỗ đang giảm dần xuống còn 50 tỷ đồng năm 2019. Đến cuối năm 2013, hợp tác này chấm dứt. Family Mart xây dựng lại đế chế, trong khi Phú Thái tách ra lập thương hiệu bán lẻ riêng mang tên B’s Mart. Cho đến thời điểm hiện tại, B’s Mart cũng không phải tay vừa, quy mô đạt gần 160 cửa hàng tập trung tại TP HCM. Đỉnh cao của chuỗi này nằm ở năm 2017 với doanh thu 690 tỷ đồng, nhưng đi xuống trong hai năm gần đây. Ministop, chuỗi bán lẻ của Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) năm ngoái đạt doanh thu 994 tỷ đồng, lỗ 141 tỷ đồng; hay như 7-Eleven, một thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này gia nhập Việt Nam từ năm 2017 cũng nhanh chóng tăng mức lỗ lên 107 tỷ đồng. Cũng phải nói thêm rằng, tăng trưởng quy mô doanh thu của 7-Eleven là rất nhanh, đem về 415 tỷ đồng năm ngoái, gấp 2,2 lần năm trước đó. Một cái tên khác, G25, thương hiệu Hàn Quốc được vận hành bởi Tập đoàn Sơn Kim đạt gần 200 tỷ đồng doanh thu 2019, nhưng lỗ 67 tỷ đồng. Shop&Go nằm trong số những thương hiệu đời đầu đã phải bán mình cho VinCommerce năm ngoái với giá chỉ 1 USD. Trong năm cuối cùng còn hoạt động đơn lẻ, chuỗi này đạt doanh thu 162 tỷ đồng, giảm 1/3. Mức lỗ tăng lên cao nhất 49 tỷ đồng, lỗ lũy kế 93 tỷ đồng.
Cái gì tiếp theo – What comes next:
Báo cáo ngày 16/9 của OECD nhận định khoảng cách tăng trưởng giữa các quốc gia tăng trưởng tốt nhất và kém nhất trong nhóm các quốc gia G7 vào năm 2020 dự kiến là 6,7 điểm phần trăm, lớn hơn nhiều so với cuộc suy thoái toàn cầu gần nhất cách đây một thập kỷ. Trong số các nền kinh tế lớn, chỉ có Trung Quốc là mở rộng quy mô vào năm 2020. Một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ và Hàn Quốc, phải đối mặt với suy thoái nhưng không đến mức gọi là thảm họa; ngược lại, nước Anh có vẻ đang tiến đến cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ trận Đại băng giá năm 1709. Các nhà thiết lập lãi suất của Fed cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ không trở lại mức trước đại dịch là 4% cho đến năm 2023, còn các nhà phân tích tại Goldman Sachs nghĩ rằng nó sẽ chỉ trở lại vào năm 2025, mặc dù họ lạc quan rằng vắc xin sẽ sớm được phân phối rộng rãi. Bởi bản thân căn bệnh này có ảnh hưởng lâu dài, nên nền kinh tế khó tránh khỏi tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian tới.
Tỷ trọng doanh thu của cửa hàng tiện lợi trên tổng quy mô ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực để ngỏ dư địa tăng trưởng còn lớn. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và công nghệ áp dụng trong các cửa hàng, thay đổi thói quen người tiêu dùng đang trở thành ưu thế giúp kênh hiện đại lấy dần thị phần của kênh truyền thống. Theo nhận định của Deloitte, sự mở rộng điểm bán hàng vật lý sẽ là điểm quan trọng đối với các chuỗi để phát triển chiến lược đa kênh, giúp quản lý một cách liền mạch trải nghiệm người dùng.
Dấu hiệu rủi ro – Risk signals:
Vẫn là thói quen tiền mặt… và mở rộng tràn lan dịch vụ thanh toán, thiếu quy hoạch phát triển tổng thể…
Nơi mà thuyết “bàn tay vô hình” [Adam Smith] chưa và sẽ không bao giờ hiện hữu…
—
xxx – npl
<Week …>
The recovery was slowly taking place… but extremely asymmetrical…
Main events:
The worst day of the Covid-19 epidemic, at least from an economic perspective, was Good Friday. On April 10, the blockade in many countries had been culminated, including a ban on everyone leaving their homes and stopping all activities. Global GDP that day was 20% lower than it would have been without the epidemic.
According to the IDC report in 2020, in 10 countries in Asia TBD, Vietnam was second only to China and South Korea in the growth rate of e-wallets (CAGR e-wallet growth in the period 2017-2022 reached 67%), and ranked 3rd after Japan and Malaysia in terms of speed of development debit card. In particular, the report on the new era of digital payments of IDC and NTT Data published in early 2020 showed that in Asia, Vietnam had the lowest rate of non-cash payments, just over each Philippines. The cash payment rate in Vietnam was currently at 80%, while it was 68% in Indonesia, was 78% in Japan, was 60% in Thailand, was 34% in China and 36% in Korea, in developed countries such as US, it was 30%, or the UK was 25% and Sweden was 15%. With more than 52% of the population using the internet and accessing smartphones daily, Gen Z (those born after 2000) and millennials (those born after 1980 to early 2,000) were becoming the young forces driving digital consumption trends in Vietnam. The above figures showed that Vietnam still had a lot of space to develop the noncash payments market.
When the race to “burn cash” of Vietnamese e-commerce sites was somewhat cooled because the market had shaped quite clearly, the focus of attention as well as investment capital flows had shifted to other segments that were fiercely competitive such as payment/ e-wallet and car calling, food delivery. The three main players in the market were Grab, Go-Viet and be loss totaling VND 4,900 billion in 2019. Besides, 2 applications specializing in food delivery were Baemin and Now also lost more than VND 1,200 billion.
With Southeast Asia’s fastest growing middle class, Vietnam was in a period of extraordinary retail growth. According to the analysis, this trend was continuing in the future, when Vietnam had a relatively young demographic and spending on consumption accounts for a large proportion. The expansion of the $180 billion retail cake in 2020 comes with its internal components, for which the Convenience Store model was one of the bright lights. The race to open convenience stores 24/7 was increasingly promoted, but at the moment most were still concentrated in the big cities of HcmC and Hanoi.
Why is it affected:
So far, governments had lifted the blockades, allowing economies to begin to recover. Analysts say third-quarter global GDP would grow by about 7% compared to the second quarter. It seemed that the global economy would recover in a V-shape, but it was still a long time before the world could return to normal. Governments continued to implement social expansion measures to prevent the virus. These reduced output – when forcing fewer diners to a restaurant at a time, or banning spectators from participating in sports arenas. People were still worried about getting infected. The economic insecurity of both consumers and businesses was nearing record levels – and that had been one of the reasons companies hesitate to invest. Global retail sales had recovered to pre-epidemic levels since July, according to research by JPMorgan Chase. Armed with $2 trillion in cash from governments since the virus attack, consumers around the world had hoarded plenty of things to be able to stay home more often, from laptops to dumbbells to exercise in their spare time. However, service activity was much lower than before the epidemic, largely because such industries were vulnerable when people no longer gather. The number of diners in restaurants remained 30-40% lower than normal worldwide, according to data from OpenTable, a booking platform. The number of scheduled flights had been as only half that of before the epidemic.
Unlike China, the e-wallet market was almost pre-shaped for wechat and Alipay, Vietnam’s e-wallet market was fragmented, users using wallets while there would be more promotions for them than used as a regular cash substitute. Therefore, the battle to burn cash to gain market share of e-wallets seemed to last no end. Currently most e-wallets were associated with the ecosystem of giants. For example, ZaloPay connected to VNG’s Zalo ecosystem, Airpay connected to the Shopee and NOW ecosystems, Moca was part of Grab’s ecosystem, only MoMo and Payoo were single-code traders. Electronic payment in Vietnam still relied on COD (collection), IDC research indicated a slowdown in COD form as of 2022, due to the seamless payment of new forms such as e-wallets or credit and debit cards. The development of e-commerce had forced e-commerce sites to make efforts to support many payment options, by collaborating with various payment providers. IDC believed that it had been necessary to combine efforts from both the private and public sectors to increase the use of electronic payments to reduce the use of cash in Vietnam. According to IDC, mobile wallets would thrive in the period 2022-2030 in Vietnam, especially for younger generations of smartphone payments. Therefore, to catch up with the trend in the coming time, e-wallets were constantly racing to expand new customers and retain old customers.
With the beginning of a ride-booking service, Grab had developed into a super app with a range of integrated services such as ride-out, food ordering, shipping, bill payment… With the addition of three heavyweight competitors from the end of 2018, Go-Viet, be Group and Baemin (food delivery only), Grab’s 2019 loss had doubled to approximately VND 1,700 billion. However, it was worth noting that Grab’s loss had been only equivalent to the loss of 1.682 billion of Go-Viet (now renamed Gojek Vietnam) and not much more than the loss of 1,500 billion of be Group. The loss of all 3 equally while the two competitors were more modest in scale, offering fewer services (Go-Viet has no car calls, no food delivery) showed the overwhelmingness of Grab. Revenue figured partly demonstrate this: Grab’s revenue in 2019 reached 3.382 billion while Go-Viet only reached 22 billion and be reached 456 billion. More than VND 1,300 billion in gross profit from its business had helped Grab significantly offset the ongoing promotional costs to attract users.
From 2012 to the end of 2018, the number of convenience stores nationwide had been 4 times. Data from Deloitte’s research report at the end of 2018 showed that foreign brands accounted for 70% of the market share of convenience store channels compared to only 30% of domestic businesses. However, smaller branches were the main bright point: convenience stores operate 24/7 with differences located at non-stop operating times, focusing mainly on food and drink sales, and are a favorite place for young people as well as night workers.
Key trends:
Goldman Sachs bank calculations showed that social expansion measured continue to reduce global GDP by 7-8% – perfectly in line with what The Economist had said in April when it set out the term “90% economy” to describe what had happened when the blockade was lifted. Although the global economy was operating at a capacity of about nine-tenths, however, there were many differences between sectors and countries. The rate of differentiated growth during recessions was common, but the scale of this year’s decline in output meaned that the difference in growth rates between countries had been enormous. Some economists argued that the huge gap between countries was a statistical illusion, reflecting different methods of calculating GDP figures; but the impact was small – much of the drop in output came from the private sector. Some other countries might balance the blockade measures without negatively affecting GDP. That could help bring the world closer to the “95% economy“. The OECD expected global GDP to recover further this year. Many may believe that a vaccine, if it could be used extensively enough, would help things get back to normal. But there would surely be “scars“. Companies were not wanting to invest today would mean less capital in the future. Realming excess resources to more productive businesses would take a long time.
In 2019, Grab, Go-Viet and Be trio lost approximately VND 4,900 billion – 3 times more than in 2018; this was partly due to Go-Viet’s operation from the fourth quarter to December 2018. After just over a year in the market, Go-Viet and Be’s accumulated losses had reached VND 4,350 billion – greater than Grab’s losses after 6 years in Vietnam. Officially entering the market from 2019, Baemin food delivery service from Korea also lost up to VND 570 billion equally compared to Foody/Now’s loss of VND 650 billion.
The competition in the 24/7 convenience store segment in Vietnam was as fierce and attractive as any business war; but a common feature, all were suffering losses in exchange for coverage and market share. Circle K was currently the largest player in the market with nearly 400 stores, concentrated in two cities, Hanoi and Ho Chi Minh City. Launched in Vietnam in late 2008, the American convenience store chain had become familiar with generation Z or Millennials. Just buy any item, you would have space to sit at work, full wifi and cool air conditioning, had food whenever hungry… Since the close of financial report 2018 to date, the convenience chain had increased by 100 stores. Immediately after, Family Mart also showed its strength when entering Vietnam in 2009 in a joint venture with Phu Thai Group JSC. With only about 130 stores, but revenue in the last year reached 1,360 billion. This was the most impressive number of retail business units 24/7 in Vietnam. Gross margin had remained stable for many years now, reaching over 26%. Losses were gradually decreasing to VND50 billion in 2019. By the end of 2013, this cooperation ended. Family Mart rebuilt the empire, while Phu Thai spun up its own retail brand named B’s Mart. The peak of this chain is in 2017 with revenue of VND 690 billion, but went down in the last two years. Ministop, the retail chain of Aeon Group (Japan) last year achieved revenue of VND 994 billion, loss of VND 141 billion; or like 7-Eleven, a leading brand in this field to join Vietnam from 2017 also quickly increased the loss to 107 billion. It had had to also be added that the revenue growth of 7-Eleven was very fast, bringing about 415 billion last year, 2.2 times the previous year. Another name, G25, a Korean brand operated by Son Kim Group reached nearly 200 billion VND in revenue in 2019, but a loss of VND 67 billion. Shop&Go was among the early brands that had to sell themselves to VinCommerce last year for just $1. In the last year of single operation, this chain achieved revenue of VND 162 billion, down 1/3. The loss increased to the highest of VND 49 billion, accumulated losses of VND 93 billion.
What comes next:
The OECD’s September 16 report said the growth gap between the best and worst-growing countries in the G7 group by 2020 was expected to be 6.7 percentage points, much larger than the last global recession a decade ago. Among major economies, only China was scaling up by 2020. Some countries, such as the U.S. and South Korea, face recession but not to the point of calling it catastrophic; By contrast, England appeared to be on the way to its deepest recession since the Great Ice Age of 1709. Fed rate-setting analysts said the unemployment rate would not return to pre-epidemic levels of 4% until 2023, while analysts at Goldman Sachs thought it would only return in 2025, though they were optimistic that the vaccine would soon be widely distributed. Because the disease itself had a long-term effect, the inevitable economy continued to be negatively affected in the future.
The proportion of sales of convenience stores on the total size of Vietnam’s retail industry was still low compared to other countries in the region to open up large growth. In addition, the explosion of e-commerce and technology applied in stores, changing consumer habits was becoming the advantage that helped modern channels gradually take the market share of traditional channels. According to Deloitte, the expansion of physical selling points would be an important point for chains to develop a multi-channel strategy, helping to seamlessly manage the user experience.
Risk signals:
It was still a cash habit… and rampant expansion of payment services, lack of overall development planning…
Where the “invisible hand” theory [Adam Smith] had not and would never exist…
—
xxx – npl