Tuần – Week: 26 – 30/12/2022

<For English version, please scroll down…>

Kết thúc 2022…

Các sự kiện chính – Main events:

Bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng năm 2022 thật sự khó khăn nhưng ba bài toán khó về tín dụng, tỷ giá và thanh khoản hệ thống đã phần nào được hoá giải.

Novaland chia sẻ không thể thanh toán nợ đến hạn dù có tiền 32.000 tỷ trong tài khoản, do bị ngân hàng giữ lại khoản thu từ khách hàng làm tài sản đảm bảo bổ sung.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu không để xảy ra tình trạng Tết thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung hay tăng giá đột biến.

Tại sao nó ảnh hưởng – Why were it affected:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu tại hội nghị ngành ngân hàng, ngày 28/2 về ba bài toán khó đã giải quyết; bà Hồng cho biết, năm nay, ngành ngân hàng đứng trước nhiều thách thức do tác động cộng hưởng bởi những biến động phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước. Trong nước, sau đại dịch Covid 19, sản xuất kinh doanh phục hồi nhưng vẫn còn khó khăn. Thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đều gặp khó, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm đã tạo áp lực rất lớn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Thống đốc chỉ ra ba bài toán khó của ngành ngân hàng năm 2022: thứ nhất, làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế trong khi phải đảm bảo an toàn hệ thống trong bối cảnh một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/ GDP đã và đang ở ngưỡng cảnh báo; bài toán khó thứ hai là ổn định thị trường ngoại hối khi nền kinh tế có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Mỹ; bài toán khó thứ ba là phải ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống.

Novaland là một trong 8 tổng công ty thành viên của NovaGroup, tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Nhơn, do ông Bùi Thành Nhơn thành lập năm 1992. Theo báo cáo tài chính quý III, Novaland đang có tổng tài sản xấp xỉ 260.000 tỷ đồng. Doanh thu chín tháng đầu năm đạt hơn 7.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.050 tỷ đồng. Vừa qua, cổ phiếu của doanh nghiệp này đã có đợt điều chỉnh mạnh với 18 phiên giảm liên tiếp, khiến thị giá rơi từ vùng 70.000 đồng xuống 20.000 đồng. Trong một kiến nghị gửi Thủ tướng mà Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ trưởng Xây dựng, thường trực Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản, xem xét kiến nghị khẩn hồi cuối tháng 11, Tập đoàn Novaland đề cập những vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản. Theo họ, tình trạng ách tắc pháp lý đang tạo tâm lý bất an cho người dân, môi trường đầu tư, ngân hàng. Novaland cũng dẫn chứng, đa số các ngân hàng, ngoài tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, đều giữ lại tiền thu từ khách hàng của Novaland làm tài sản đảm bảo bổ sung. Do đó, dù có khoảng 32.000 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng, tập đoàn này cho biết “không có tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn“.

Năm 2023, Quốc hội giao chỉ tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá ngày 28/12, Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, cho rằng áp lực với Ban chỉ đạo sẽ không đơn giản. Ông nêu loạt yếu tố tác động tới điều hành giá trong nước, như thuế, tăng lương cơ sở, Trung Quốc nới lỏng chính sách chống dịch…, nhiều khả năng giá cả một số mặt hàng có thể sẽ tăng lên, nhất là xăng dầu. Phân tích cụ thể hơn, Thứ trưởng Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, một số yếu tố bất lợi trong điều hành giá năm sau, như chi phí vốn toàn cầu tăng; chi phí năng lượng tiếp tục biến động (cấu trúc năng lượng năm 2023 sẽ khác năm 2022); chi phí lương thực toàn cầu… Đây là những yếu tố tác động rất lớn đối với nền kinh tế, thanh khoản, bởi Việt Nam có độ mở kinh tế lớn. Còn Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải nói, năm 2023 tiềm ẩn rất nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi với công tác quản lý, điều hành giá, nhất là trong nửa đầu năm. Ông Hải đề xuất một số giải pháp cụ thể liên quan đến điều hành giá xăng dầu, giá điện và các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm…) dịp Tết Nguyên đán 2023.

Xu hướng chính – Key trends:

Trước tình thế khó khăn đó, bà Thống đốc cho biết, bằng sự ứng phó linh hoạt, dựa trên diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ đã giúp hoá giải ba bài toán này. Kết quả, theo bà Hồng, lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,2%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (khoảng 8%). Ngoài ra, thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định khi tiền đồng đến ngày 27/12 mất giá khoảng 3,8%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1% một năm, mức tăng thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Trong kỳ báo cáo tháng 11/2022, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ. Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận một số kết quả của ngành ngân hàng. Trong năm tới, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống. Ngoài ra, ngành này phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống trong bất cứ tình huống nào, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, tính đến tháng 12, thành phố có danh sách hơn một trăm các dự án đang vướng mắc pháp lý chờ tháo gỡ, trong đó Novaland là doanh nghiệp có nhiều dự án rơi vào danh sách này nhất. Các nội dung vướng mắc rất nhiều loại, có thể phân ra các dạng như về quy hoạch và thủ tục liên quan đất đai, vướng mắc về tiền sử dụng đất và liên quan đến thủ tục đầu tư và xây dựng dự án, thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua, các dự án chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp… Nhiều nhất là hàng chục dự án liên quan đến cấp giấy chứng nhận cho người dân, tính tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, theo ông Châu, hiện nhóm các dự án bị tắc pháp lý này chỉ được thành phố và trung ương xem xét tìm hướng tháo gỡ từng bước chứ chưa giải quyết dứt điểm. Trước đó, doanh nghiệp cho biết, những biến động cả trong và ngoài nước, dịch bệnh, chính sách thắt chặt tín dụng, đã gây rủi ro hệ thống không thể chống đỡ với các doanh nghiệp ngay cả nhóm đầu ngành. Tập đoàn vì thế đứng trước nhiều thách thức chưa từng có như ngân hàng dừng giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký; khách hàng không thể trả nợ tiền mua nhà; nợ tới hạn chưa có cơ chế giãn/ân hạn. Đơn vị này đã phải cắt giảm một nửa nhân sự, bán rẻ tài sản, giảm một phần hoạt động thi công những dự án lớn. Đơn vị này cũng đề nghị tái cấu trúc mô hình kinh doanh, tái cơ cấu/gia hạn/ân hạn các khoản nợ trong vòng 2-3 năm, phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp mà không bị xem là nợ xấu; được chỉ định một ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối cấp hạn mức tín dụng để tiếp tục thi công các dự án dở dang.

Bối cảnh nhiều thách thức cho quản lý, điều hành giá, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá thị trường, nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm. Việc này để các cơ quan quản lý chủ động phương án hoặc đề xuất biện pháp đảm bảo cung cầu, bình ổn thị trường. “Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến“, ông nêu, và yêu cầu các bộ, ngành phối hợp để khắc phục những “chuệch choạch” trong phối hợp điều hành vừa qua, nhất là khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ. Phó thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải trong quản lý dịch vụ vận tải hành khách dịp tết Nguyên đán, xử lý nghiêm các hành vi tăng giá vé bất hợp lý, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân về quê ăn Tết. Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính rà soát lại các sắc thuế sắp hết hiệu lực để tham mưu giải pháp phù hợp cho cấp có thẩm quyền quyết định sớm. Các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định, để kiểm soát, bình ổn thị trường. Với các mặt hàng Nhà nước định giá, dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các địa phương, bộ ngành chủ động tính toán, đánh giá tác động và chuẩn bị phương án đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định vào thời điểm phù hợp.

Cái gì tiếp theo – What comes next:

Thủ tướng yêu cầu điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và lạm phát, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, an toàn hệ thống, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng trong năm 2023 và thời gian tới là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, Thủ tướng cho biết: “Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, thực hiện có hiệu quả, vì lợi ích quốc gia“, Thủ tướng nói.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ đề nghị năm 2023, bên cạnh các mặt hàng xăng dầu, nhựa đường, cần phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ giá mặt hàng vật liệu xây dựng (đất, cát, đá…). Việc này cần kíp trong bối cảnh ngày 1/1/2023, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đồng loạt khởi công 12 dự án thành phần dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Về điểm này, ông Bùi Hồng Minh, Thứ trưởng Xây dựng cho hay, các dự báo cho thấy giá vật liệu xây dựng cơ bản sẽ không có biến động lớn, phù hợp thị trường, trừ nhựa đường và nguồn cung đất đắp ở Nam Bộ. Hiện ngành giao thông là hộ tiêu thụ lớn của ngành vật liệu xây dựng. Ông Minh cho hay, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để quản lý giá các mặt hàng này.

Dấu hiệu rủi ro – Risk signals:

Vụ trưởng Chính sách tiền tệ Phạm Chí Quang cũng cho rằng, trong năm tới mức độ tác động dữ dội, nhanh, mạnh của các biến số sẽ không như năm 2022. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát sẽ vẫn là một vấn đề phải theo dõi chặt. “Định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước là không chủ quan với lạm phát, với mục đích xuyên suốt vẫn là duy trì tính ổn định, bền vững, hoạt động an toàn, lành mạnh“, ông Quang nhận xét.

Chào đón 2023…

___

xxx – npl

<Week …>

Ending 2022…

Main events:

Ms. Nguyen Thi Hong said that 2022 was really difficult, but three difficult problems of credit, exchange rate and system liquidity had been partially solved.

Novaland shared that it could not pay its due debt even though it had 32 trillion dong in its account, because the bank withheld revenue from customers as additional collateral.

Deputy Prime Minister Le Minh Khai requested not to allow shortage of goods during Tet, supply interruptions or sudden price increases arisen.

Why were it affected:

Governor of the State Bank Nguyen Thi Hong mentioned at the conference of the banking industry on February 28 about three difficult problems that hade been solved; Ms. Hong said that this year, the banking industry had faced many challenges due to the resonance effects of complicated fluctuations of the world and domestic economy. Domestically, after the Covid 19 pandemic, production and business recovered but still faced difficulties. The stock market, real estate, and corporate bonds all faced difficulties, and investor confidence declined, putting great pressure on the management of monetary policy. The Governor pointed out three difficult problems for the banking industry in 2022: firstly, how to manage the credit policy to support the economy while ensuring the safety of the system in the context of a number of monetary indicators such as the ratio of credit/capital mobilization and outstanding credit/GDP had been at warning thresholds; the second difficult problem was stabilizing the foreign exchange market when the economy has a large openness, domestic production is highly dependent on imports, the dollar appreciates sharply, Vietnam was in the stage of advanced monitoring process of currency manipulation from the US side; the third difficult problem was to stabilize the money market and system liquidity.

Novaland was one of 8 member corporations of NovaGroup, formerly known as Thanh Nhon Limited Liability Company, founded in 1992 by Mr. Bui Thanh Nhon. According to the third quarter financial report, Novaland had total assets of approximately approximately VND 260,000 billion. Revenue in the first nine months of the year reached more than VND 7,900 billion, profit after tax reached more than VND 2,050 billion. Recently, the stock of this company had had a strong correction with 18 consecutive declines, causing the market price to fall from VND 70,000 to VND 20,000. In a proposal submitted to the Prime Minister, the Government Office asked the Minister of Construction, the permanent working group to remove difficulties and obstacles in real estate projects, to consider the urgent petition at the end of November, the Novaland delegation mentioned problems in implementing real estate projects. According to them, the legal bottleneck was creating insecurity for people, the investment environment, and banks. Novaland also cited that most banks, in addition to the land use right as collateral, keep the proceeds from Novaland’s customers as additional collateral. Therefore, although there was about VND 32,000 billion in bank accounts, this group said, “there is no money to pay due debts“.

In 2023, the National Assembly assigned an inflation control target of about 4.5%. At the meeting of the Steering Committee on Price Management on December 28, Deputy Prime Minister Le Minh Khai, Head of the Steering Committee for Price Management, said that pressure on the Steering Committee would not be simple. He mentioned a series of factors affecting domestic price management, such as taxes, base salary increases, China loosening anti-epidemic policies, etc., it was likely that the prices of some items may increase, especially was petroleum. For more specific analysis, Deputy Minister of Construction Bui Hong Minh said that some unfavorable factors in price management next year, such as the increase in global capital costs; energy costs continue to fluctuate (energy structure in 2023 would be different from 2022); global food costs… These were factors that greatly affect the economy, liquidity, because Vietnam had a large economic openness. Deputy Minister of Industry and Trade Do Thang Hai said that 2023 had many potential difficulties and disadvantages for price management and administration, especially in the first half of the year. Mr. Hai proposed some specific solutions related to the management of petrol and oil prices, electricity prices and essential commodities (food, food…) on the occasion of the Lunar New Year 2023.

Key trends:

Facing that difficult situation, the Governor said that by responding flexibly, based on the situation, considering the right time and dose of each tool, it had helped to solve these three problems. As a result, according to Ms. Hong, inflation was at a low level (3.2 percent on average), and economic growth recovered at a high level (about 8%). In addition, the money and foreign exchange markets were basically stable when the dong had been depreciated by about 3.8% on December 27, the interest rate level increased by nearly 1% a year, the increase was much lower than that of other countries in the world. In the November 2022 reporting period, the US Department of Finance removed Vietnam from the list of advanced monitoring for currency manipulation. Prime Minister Pham Minh Chinh noted some results of the banking industry. In the coming year, the head of the Government emphasized, the highest goal for the banking industry was to ensure monetary security and system safety. In addition, this industry oughted to ensure the legitimate interests of people and businesses, ensure the smooth liquidity of the system in any situation, and meet the people’s withdrawal needs.

Le Hoang Chau, Chairman of the Ho Chi Minh City Real Estate Association, said that as of December, the city had a list of more than one hundred projects with legal problems waiting to be resolved, of which Novaland was the largest enterprise in the list that felt into this list the most. The contents of problems were many types, which could be divided into forms such as planning and procedures related to land, problems about land use fees and related to investment and project construction procedures and procedures granting ownership certificates to buyers, projects that had not yet issued land use right certificates for enterprises… At most dozens of projects were related to granting certificates to people, calculating land used fees for people and businesses… However, according to Mr. Chau, currently, this group of legally blocked projects was only considered by the city and the central government to find a way to remove it step by step, but not completely. Previously, businesses said that fluctuations both at home and abroad, epidemics, and credit tightening policies had caused systemic risks that could not be resisted for businesses, even the leading groups in the industry. Therefore, the Group faced many unprecedented challenges such as banks stopping disbursement of signed credit contracts; the customer was unable to repay the mortgage; due debt had no extension/grace mechanism. This unit had to cut its staff by half, sell its assets cheaply, and reduce a part of its construction activities for large projects. This unit also proposed to restructure the business model, restructure/extend/grace the debts within 2-3 years, in line with the cash flow of the business without being considered as bad debt; may designate a joint-stock commercial bank with a controlling stake in the State holding the shares to grant credit lines to continue the construction of unfinished projects.

In the context of many challenges for price management and administration, Deputy Prime Minister Le Minh Khai asked ministries, branches, and localities to closely monitor developments in supply and demand, market prices, especially commodities subject to stabilization, essential goods and services had a high demand at the end of the year. This allowed the management agencies to proactively plan or propose measures to ensure supply and demand and stabilize the market. “There is no shortage of goods, disruption of goods sources, causing sudden price increases,” he stated, and asked ministries and branches to coordinate to overcome the “misalignments” in the recent coordination and administration, especially was to overcome the local shortage of gasoline. The Deputy Prime Minister noted the Ministry of Transport in managing passenger transport services during the Lunar New Year, strictly handling acts of increasing unreasonable fares, and creating favorable conditions for people’s travel coming home for Tet. Regarding fiscal policy, the Ministry of Finance reviewed taxes that were about to expire in order to advise appropriate solutions for the competent authorities to decide soon. Ministries, sectors, and localities used flexibly and effectively tools and measures to regulate prices according to regulations to control and stabilize the market. With the goods priced by the State, public services that were implementing the market roadmap, localities and ministries actively calculate, assessed the impacts and prepared a plan to propose the competent authorities to decide at the right time.

What comes next:

The Prime Minister requested a balanced and reasonable management between exchange rates and interest rates, between controlling inflation and promoting growth, between interest rates and inflation, while ensuring liquidity, reasonable credit growth and security of the entire system, while contributing to removing difficulties for production and business, resolutely not to lack capital for the legitimate needs of people and businesses. As the lifeblood of the economy, the task set for the banking industry in 2023 and in the future was very heavy but also very glorious, “doing while speaking and listening, and committed to implement, effectively implemented, for the national interest,” the Prime Minister said.

At the meeting, Deputy Minister of Transport Le Dinh Tho suggested that in 2023, in addition to petroleum and asphalt products, it was necessary to coordinate in managing and strictly controlling the prices of construction materials (soil, sand, stone…) This was urgently needed in the context that on January 1, 2023, the Ministry of Transport would simultaneously start 12 component projects of the East North-South Expressway project. On this point, Mr. Bui Hong Minh, Deputy Minister of Construction, said that the forecasts showed that the price of basic construction materials would not have large fluctuations, suitable for the market, except for asphalt and the supply of fill soil in the South. Currently, the transport industry was a large consumer of the construction materials industry. Mr. Minh said that the Ministry of Construction would coordinate with relevant ministries to manage the prices of these items.

Risk signals:

Director General of Monetary Policy Pham Chi Quang also said that next year, the level of intense, fast, and strong impact of variables may not be like in 2022. However, inflation risk would still be an issue to be considered to closely monitor. “The management orientation of the State Bank is not subjective to inflation, with the aim throughout is to maintain stability, sustainability, safe and healthy operation“, Mr. Quang commented.

Welcoming 2023…

xxx – npl

Văn – 05/202212: “ngộ không”…

Chuyện xưa chép lại câu đầu tiên Tôn Ngộ Không nói khi gặp lại Đường Tăng là gì?

Là “nếu thành Phật, trên đời sẽ không còn Yêu Ma; nếu ta là Ma thì…” – Đây mới là chân Tôn Ngộ Không… – là Yêu Vương mạnh nhất trong tam giới…

Năm xưa khi dùng Ngũ Hành Sơn trấn áp Tôn Ngộ Không, Phật Tổ Như Lai đã ngầm chia nguyên thần của hắn thành 2 phần – phần là Lục Nhĩ Di Hầu thì phò trợ Đường Tăng đi thỉnh kinh… Nhưng,

mới chỉ một năm, Lục Hầu đã sinh linh trí, Hầu ra tay giết hết mấy người thỉnh kinh bọn họ hòng đi lấy kinh một mình…

Bạch Long Mã đỡ không nổi chỉ 1 chiêu của Lục Nhĩ Di Hầu, miệng phun trào máu tươi… Thấy vậy,

Lục Nhĩ Di Hầu liền chế nhạo Bạch Long Mã… đúng lúc này,

một bàn tay khổng lồ hiện ra, túm chặt lấy đầu hắn… Nhìn kỹ lại mới thấy, thì ra là Trư Bát Giới đã đến… sau đó, Sa Tăng cũng nhào tới tiếp viện…

Khi còn đang thắc mắc là tại sao đại sư huynh của họ lại thành ra như vậy… đột nhiên,

Lục Nhĩ Di Hầu nhảy ra phang thiết bổng về phía 2 người bọn họ, luống cuống chân tay, họ chỉ giương mắt, thúc thủ chờ cây côn nện xuống…

Một gậy nện xuống, bụi tung mù mịt… thì ra,

Na Tra đã đỡ giúp họ đòn chí mạng này…

Lục Hầu khuyên Na Tra đừng lo chuyện bao đồng, nhưng, Na Tra lại nói trận chiến 500 năm trước, đánh còn chưa đã tay…

Lúc này, Đường Tăng, Bát Giới và Sa Tăng cùng hỏi: “Ngươi rốt cuộc là ai?

Lục Nhĩ Di Hầu thủng thẳng: “Các ngươi không cần biết ta là ai, bởi các ngươi đều sắp chết tới nơi rồi.

Bỗng một tiếng chó sủa vang, Nhị Lang Thần rồi cũng xuất hiện, “Đừng nói chắc mẩm như vậy…” Nhị Lang Thần và Na Tra chuẩn bị hợp công vây đánh Lục Nhĩ Di Hầu…

Lúc này, Lục Nhĩ Di Hầu bắt đầu biết sợ…

Nhị Lang Thần đột nhiên mở thiên nhãn: “Ngươi không phải Tôn Ngộ Không; chính xác là ngươi không phải Tề Thiên Đại Thánh năm xưa.

Na Tra ngớ người…

Nhị Lang Thần lại nói: “Tuy không nhìn ra hắn là ai, nhưng chắc chắn là giả…

Nghe vậy,

Lục Nhĩ Di Hầu tung đòn mạnh nhất của hắn, rồi… phóng lên… biến mất…

Trư Bát Giới than vãn tại sao lại có thể cho hắn chạy thoát… Đường Tăng quay sang nhờ vả Nhị Lang Thần tìm giúp Tôn Ngộ Không thực sự. Nhị Lang Thần phái Hiếu Thiên Khuyển đi tìm… sau đó, tất cả đi tới một ngọn núi…

Trên đỉnh ngọn núi bay phấp phới Lục Tự Chân Ngôn Phật Ấn của Như Lai.

Đường Tăng nghĩ thầm: “Lẽ nào tên giả mạo đó lại do Như Lai phái tới…?”

Nhị Lang Thần trong lòng chợt nổi phong ba, từng cơn lạnh buốt dọc sống lưng… duy chỉ có,

Na Tra muốn vào xem trong đó rốt cuộc trong đó là thần thánh phương nào…

Nghĩ tới thân phân của bọn họ, Đường Tăng chẳng muốn liên lụy ai, liền quyết định liều tiến vào bên trong một mình…

Góc cùng trong hang động, Tôn Ngộ Không bị trói buộc trong Lục Tự Chân Ngôn Phật Ấn…

Kinh ngạc khi nhìn thấy Đường Tăng, tuy rất cảm động nhưng hắn vẫn khuyên Đường Tăng quay ra về… nhưng,

Đường Tăng lại giơ tay… muốn hóa giải Phật Ấn…

Lúc này bóng Như Lai hiện ra… và, rằng muốn làm việc lớn thì phải biết hi sinh cái nhỏ, “Tôn Ngộ Không yêu khí quá nặng, ta đã chia nguyên thần của hắn làm hai; phần kia gọi là Lục Nhĩ Di Hầu, giờ đang trên đường đi lấy kinh với ngươi. Nếu không chịu tỉnh ngộ, thì với pháp lực hiện nay, ngươi sẽ hồn bay phách lạc khi mở Phật Ấn.

Lục Hầu nghe lén được, lập tức hiểu ra mình là một phần của Tôn Ngộ Không… bèn lao thằng vào Lục Tự Chân Ngôn Phật Ấn.

Sau một tiếng nổ rung chuyển trời đất…

một viên nguyên thần rơi thẳng vào tay của Đường Tăng; lúc này, tiếng của Như Lai lại vang lên: “Kim Thiền Tử, không được để nguyên thần rơi vào tay của Tôn Ngộ Không. Bằng không, hắn lại trở thành Tề Thiên Đại Thánh…

Đường Tăng lạnh lùng đáp: “Ta không hiểu được đại thừa phật pháp của ngài… Còn nữa, ta tên Giang Lưu Nhi – là một nhà sư hành khất, không phải Kim Thiền Tử đi lấy kinh.

Nói dứt lời, liền ném nguyên thần cho Tôn Ngộ Không…

Khi có được nguyên thần, mọi dây xích trói Tôn Ngộ Không đều bị đứt lìa…

Tôn Ngộ Không gầm lên, yêu khí đen xì cuồn cuộn tỏa khắp nơi…

Như Lai lại nói: “Kim Thiền Tử, giờ khó có ai có thể đấu lại tên yêu hầu này. Nếu hắn lại đại náo thiên cung, ngươi có gánh nổi trách nhiệm này không… Mau đội vòng kim cô cho hắn…

Tôn Ngộ Không phang ngay một gậy ngắt lời Như Lai, sau đó quỳ xuống trước Giang Lưu Nhi:

Nếu ta thành Phật, trên đời không còn Yêu Ma; nếu ta thành ma, Phật làm gì được ta… Thành ma hay thành Phật, tùy vào ý người.

___

NPL

935 từ

Đào tạo hướng nghiệp – vì đâu lao động mãi vẫn không có kỹ năng cao…

Npl, 202212

“Mặc dù bất bình đẳng về thu nhập từ lao động đôi khi được nhận định [một cách không đúng] là chỉ ở mức độ vừa phải nên không còn dẫn tới xung đột, nhận định này nhìn chung là hệ quả của việc so sánh nó với phân phối sở hữu tài sản, mà ở bất kỳ ở nơi đâu cũng có tính chất hết sức cực đoan…” – Tư bản thế kỷ thứ 21, Thomas Piketty.

Thu nhập lao động đóng góp vào thu nhập quốc gia: góc độ vĩ mô

Có thể nói, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong sáu tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay, kinh tế tăng trưởng 5,2% trong quý 4/2021, 5,1% trong Q1/2022, và 7,7% trong Q2/2022, khi người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu dồn nén trước đó và số lượt du khách quốc tế gia tăng, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố gần đây. Tuy nhiên, triển vọng tích cực trên vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi. Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn; bên cạnh đó còn có những thách thức nội tại, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng, và rủi ro cao trong khu vực tài chính.

Nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực — khi lạm phát cơ bản tăng tốc và chỉ số giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu 4% do Chính phủ đặt ra – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nên sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền. “Để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2-3% mỗi năm.” theo lời của bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam, “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục, là một phần quan trọng của gói các đầu tư và cải cách cần thiết. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn.

Báo cáo WB chỉ ra rằng đổi mới hệ thống giáo dục [đại học] là chìa khóa để nâng cao năng suất của Việt Nam và giúp hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt tỷ lệ nhập học đại học bình quân tương đương ở các nền kinh tế thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần tuyển sinh 3,8 triệu sinh viên vào các cơ sở giáo dục đại học, gần gấp đôi so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam có thể hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển, báo cáo nhận định. Chi phí cho việc học đại học ngày càng lớn và nhận định về lợi suất kinh tế giảm dần nếu theo học đại học là những lý do khiến cho nhu cầu trở nên yếu đi. Ngoài ra hệ thống còn có những bất cập khác như không cung cấp được những kỹ năng mà chủ sử dụng lao động cần có, đầu tư từ ngân sách còn thiếu, thể chế quản trị giáo dục đại học còn yếu và manh mún…

Kể từ quý 3 năm 2022, khi nền kinh tế nước ta tiếp tục chứng kiến đà phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành kinh tế, thu nhập bình quân của lao động làm việc ở cả ba khu vực kinh tế đều chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2021. Minh chứng từ số liệu của Tổng cục Thống kê, thị trường lao động quý 3 năm 2022 đã có những chuyển biến tích cực; thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện. Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 3 năm 2022 đạt 6,7 triệu đồng/tháng – tăng 143.000 đồng so với quý 2 và tăng đến 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Lý giải cho việc tăng thu nhập này, theo Tổng cục Thống kê, là do trong quý  năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập bình quân của người lao động ghi nhận mức tăng trưởng dương so với quý 1 năm 2022, trái ngược với xu hướng thường quan sát được trong các năm trước là thu nhập quý 2 thường giảm so với quý 1. Bước sang quý 3 năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục có nhiều chuyển biến theo đà tăng trưởng tích cực. Đáng chú ý so với cùng kỳ năm 2019 trước khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, đời sống của người lao động đã trở lại trạng thái bình thường mới và được bảo đảm hơn, với thu nhập bình quân của người lao động quý 3 năm 2022 tăng 14,5% (tương ứng tăng khoảng 854.000 đồng). Tính chung 9 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng (tăng 727.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái), cụ thể, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý 3 năm 2022 là 7,6 triệu đồng – tăng 126 nghìn đồng; so với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý 3 năm 2022 tăng mạnh – tăng 1,6 triệu đồng. Đặc biệt, nếu so sánh giữa các vùng, thu nhập bình quân người lao động vùng Đông Nam Bộ được cải thiện nhiều nhất. Theo đó, quý 3 năm 2022, thu nhập bình quân của lao động vùng này là 8,6 triệu đồng – tăng gần 3 triệu đồng (tăng 53,0%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động làm việc tại TP Hồ Chí Minh có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất đạt 9,2 triệu đồng; còn lao động làm việc tại Bình Dương có mức thu nhập là 8,9 triệu đồng, bên cạnh, một số tỉnh có thu nhập bình quân của người lao động tăng cao, như: Quảng Nam đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng (tăng 440 nghìn đồng so với cùng kỳ năm ngoái); Thừa Thiên Huế đạt 6,0 triệu đồng (tăng 338 nghìn đồng); Hà Nội đạt 9 triệu đồng (tăng 278 nghìn đồng)…

Hiện nay, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và đạt được nhiều kết quả tích cực, thu nhập của người lao động có nhiều cải thiện, tuy nhiên, mặt trái mà Việt Nam cũng phải chuẩn bị đối mặt trong thời gian tới chính là tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Hiện nay, các tổ chức quốc tế phân loại các nước khi so sánh theo cách thức khác nhau dựa trên các tiêu chí, trong đó, có tiêu chí thu nhập bình quân đầu người:

  • Ngân hàng Thế giới (WB) phân biệt thu nhập dựa trên thước đo của sự thịnh vượng, bao gồm: Tỷ lệ nghèo đói và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tổng thu nhập bình quân đầu người. Theo đó, các quốc gia được phân chia thành bốn nhóm:
  • Nước thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người từ USD 1025 /năm trở xuống;
  • Nước có thu nhập trung bình thấp từ USD 1026 /năm – USD 4.035 /năm;
  • Nước có thu nhập trung bình cao từ USD 4.036 /năm – USD 12.475 /năm;
  • Nước có thu nhập cao từ USD 12.476 /năm trở lên.

Theo cách phân loại này, thế giới có 31 quốc gia thu nhập thấp, 52 quốc gia thu nhập trung bình thấp, 56 quốc gia thu nhập trung bình cao và 78 quốc gia thu nhập cao. Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp.

  • Liên Hợp quốc (UN) cũng đánh giá nền kinh tế dựa theo 4 mức thu nhập bình quân đầu người:
  • Nước thu nhập thấp có thu nhập bình quân đầu người dưới USD 765 /năm;
  • Nước có thu nhập trung bình thấp từ USD 765 USD – USD 3.000 /năm;
  • Nước có thu nhập trung bình cao từ USD 3.000 – USD 9.100 /năm;
  • Nước thu nhập cao là trên USD 9.100 /năm.

Mức điều chỉnh dựa trên thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế toàn cầu, nếu tính đến thời giá hiện nay thì ngưỡng thu nhập thấp là USD 875 /năm.

  • Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra cách phân loại gồm:
  • Các nước thu nhập thấp; các nước thu nhập trung bình;
  • Các nước công nghiệp mới;
  • Các nước thuộc OECD.

Để tránh được bẫy thu nhập trung bình,

đặc biệt  khi Việt Nam đã không còn lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên phong phú như trước đây; việc chăm lo cho giáo dục – đào tạo sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Hoạt động giáo dục cần đi vào thực chất, hướng tới việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên, gắn với thực tế đời sống kinh tế, tránh tình trạng học không đi đôi với hành. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển tài sản vô hình; tăng cường xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo chuẩn quốc tế; coi trọng việc bảo vệ quyền tự do sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát công nghệ thông tin – truyền thông. Các tiến bộ khoa học – công nghệ cần được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tối ưu hóa quy mô và năng suất, Việt Nam cần xác định ngành, lĩnh vực chủ chốt để tập trung đầu tư; đồng thời, cần xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp nhằm động viên, khích lệ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh bao gồm các ưu đãi về thuế, lãi suất, đất đai… đồng thời chú trọng thu hút các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia.

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có định hướng, vấn đề cốt lõi là xử lý đúng mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường theo nguyên tắc cơ bản là thị trường quyết định việc phân bổ nguồn lực – phân bổ nguồn lực theo quy luật của thị trường nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Nhà nước thực hiện tốt vai trò kiến tạo và định hướng phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường cung cấp dịch vụ công với chất lượng cao; bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; thực hiện điều tiết, giám sát, duy trì trật tự kỷ luật thị trường; bù đắp những hạn chế, bất cập, khắc phục khiếm khuyết của thị trường; bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững với vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước theo địng hướng chiến lược, quy hoạch, chính sách, tiêu chuẩn và quản lý, điều hành vĩ mô chủ yếu thông qua ngân sách và các công cụ tài chính, tiền tệ. Bên cạnh đó, việc phân bổ, sử dụng nguồn lực công, vốn đầu tư của Nhà nước cũng phải vận dụng cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cần thiết.

Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh đàm phán quốc tế, ký kết các hiệp định song phương và đa phương và tích cực khai thác có hiệu quả nguồn lực bên ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tư, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý để tạo ra những thay đổi cơ bản trạng thái vận hành nền kinh tế. Kinh nghiệm của những nước đã vượt qua bẫy thu nhập trung bình thành công cho thấy, yếu tố cốt lõi là sự sáng tạo được phát huy tối đa nhờ có sự hỗ trợ của thể chế.

Nhà nước và toàn xã hội tập trung chăm lo sự nghiệp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chú trọng khâu quyết định quy hoạch dự án đến siết chặt quản lý, xử lý vi phạm. Mọi đơn vị kinh tế đều tích cực chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, phát triển xanh, cung ứng xanh để người dân được tiêu dùng xanh, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Về phát triển và thực hiện công bằng xã hội, định hướng lâu dài là tiến tới hình thành xã hội có tầng lớp trung lưu chiếm đại bộ phận dân cư; tầng lớp thu nhập thấp chiếm khoảng 15 – 20% dân cư; tầng lớp giàu chỉ chiếm 10 – 15% dân cư và thu nhập của tầng lớp này chỉ gấp 5 – 7 lần mức trung bình của tầng lớp trung lưu; phát huy vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện tốt chính sách phân phối và phân phối lại công bằng, hiệu quả, đặc biệt là chính sách thuế, phí, dịch vụ công.

Phân tầng xã hội: khoảng cách và xu hướng

Về lý thuyết, phân tầng xã hội là một “cấu trúc tầng bậc” của xã hội. Cấu trúc “tầng bậc” là một thuộc tính phổ biến của mọi khách thể vật chất, tự nhiên, xã hội và tư duy. Bất kỳ một khác thể vật chất nào cũng có “cấu trúc tầng bậc”. Phân tầng xã hội không phải là một cấu trúc cố định, nhất thành, bất biến mà luôn vận động, biến đổi. Khoảng cách giữa các tầng có thể dãn ra hoặc thu hẹp lại tùy thuộc vào những tác động kinh tế xã hội, chính sách xã hội, thể chế chính trị, đặc điểm cộng đồng, tính cơ động xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội: bắt nguồn từ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hình thành các giai cấp và xung đột giai cấp đã làm xuất hiện và đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội; quá trình phần công lao động xã hội đưa đến sự phân tầng xã hội một cách tự nhiên; còn bản thân sự phân công lao động xã hội không phải là bất bình đẳng xã hội mà nó là cơ sở tạo nên các dạng hoạt động xã hội không được coi trọng như nhau.

Phân tầng xã hội đã từng xuất hiện và tồn tại lâu dài ở nước ta. Tuy nhiên, quy mô, tính chất và mức độ của nó là không giống nhau trong những thời kỳ lịch sử khác nhau.

Trong xã hội phong kiến trước đây, trên nền tảng của xã hội nông nghiệp, lao động thủ công, năng suất lao động thấp, tuy có sự hiện diện của phân tầng xã hội về phương diện kinh tế song mức độ chưa cao. Ngoài một số chủ ruộng đất và các bậc vua chúa, quan lại có nhiều tài sản, còn tuyệt đại đa số những người nông dân có cuộc sống tương đối ngang bằng nhau. Trong những xã hội cổ truyền, sự phân tầng về tuổi tác và nghề nghiệp nổi lên rõ rệt hơn, duy trì lâu bền và phổ biến hơn.

Từ sau năm 1954 đến trước thời kỳ đổi mới (1986), miền Bắc và sau đó là cả nước (kể từ năm 1975) chúng ta đã nhanh chóng xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trên phạm vi toàn xã hội. Mặc dù nhận thức về chủ nghĩa xã hội, quá trình xây dựng xã hội còn bất cập, nhưng đã xây dựng được một xã hội có mặt bằng khá đồng đều. Song chế độ quan liêu bao cấp mà đặc trưng chủ yếu là “chủ nghĩa bình quân” chia đều sự nghèo khổ vừa cào bằng xã hội vừa tạo ra những khía cạnh nhất định của sự mất bình đẳng. Chế độ hành chính quan liêu bao cấp tồn tại khá lâu dài đã làm cho xã hội trở nên trì trệ, một bộ phận lợi dụng chức quyền và những sơ hở của Nhà nước ngấm ngầm tích lũy làm giàu cho bản thân tạo ra khoảng cách không nhỏ so với tuyệt đại đa số dân cư còn lại khác.

Từ khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân tầng xã hội bộc lộ ngày một rõ nét, sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Theo kết quả các cuộc khảo sát mức sống dân cư được tiến hành trên phạm vi cả nước thì khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất (hộ giàu nhất) với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất (hộ nghèo nhất) có xu hướng tăng lên: năm 1995 là 7,0 lần; năm 1996 là 7,3 lần; năm 1999 là 7,6 lần; năm 2002 là 8,1 lần và năm 2004 là 8,34 lần, năm 2006 là 8,37 lần, năm 2008 là 8,93 lần, năm 2010 là 9,23 lần,’năm 2012 là 9,35 lần.

Thực tiễn cho thấy, kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định cho nền kinh tế, với tốc độ GDP tăng từ 6,9% năm 2001 lên 8,3% năm 2007. Mức sống của các tầng lớp dân cư trong những năm vừa qua ở cả thành thị và nông thôn, các vùng miền trên phạm vi cả nước tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả nước theo giá cả hiện hành có xu hướng tăng mạnh qua các năm; cụ thể, trong giai đoạn 2004 – 2006, thu nhập bình quân một người/tháng theo giá hiện hành tăng bình quân 14,6%/năm và giai đoạn 2002 – 2004 tăng 16,6%, cao hơn mức tăng 6%/năm của giai đoạn 1999 – 2001 và mức tăng 8,8%/năm của giai đoạn 1996 – 1999. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người tăng khá qua các năm, điều đó thể hiện mức sống được nâng lên, đời sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp nghèo đã được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng, miền, khu vực thành thị và nông thôn đều giảm. Theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ, tính theo giá cả hiện hành năm 2004 là 18,1%, đến năm 2006 giảm xuống còn 15,5%. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị, nông thôn và các vùng, miền đều có xu hướng giảm hơn so với các năm trước. Thu nhập bình quân đầu người của các nhóm dân cư năm 2006 đều tăng khá hơn so với các năm trước, song nhóm có thu nhập thấp tăng rất chậm so với nhóm có thu nhập khá và giàu. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng lên và vẫn còn có sự cách biệt khá xa giữa thành thị – nông thôn, giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân cư giàu – nghèo. Chênh lệnh giữa vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,9 lần so với vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc, năm 2002 con số này là 2,5 lần, năm 2004 là 3,1 lần.

Phân phối thu nhập bình quân không đồng đều giữa các vùng và khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, sự khác nhau phản ánh trong thu nhập giữa các nhóm dân cư là thể hiện sự tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Một điều cần lưu ý là, số liệu thu nhập bình quân đầu người do Tổng cục Thống kê thực hiện đã được điều chỉnh theo chênh lệch giá giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, do đó sự khác biệt này phản ánh mức độ phân tầng xã hội trên thực tế. Theo kết quả khảo sát mức sống của hộ gia đình năm 2006 do Tổng cục Thống kê thực hiện, chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất có một khoảng cách lớn. So sánh 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất thì khoảng cách chêch lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là 8,4 lần. Theo kết quả điều tra từ năm 1990 đến nay, khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập cao nhất có xu hướng ngày càng tăng. Sự chênh lệch về thu nhập đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta, nhưng còn ở mức độ cho phép, chưa trở thành mâu thuẫn về lợi ích và vẫn đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phân tầng xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực thông qua số liệu chi tiêu. Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước theo giá cả hiện hành có xu hướng tăng lên: năm 1993 là 110.400 đồng; năm 1996 là 195.300 đồng; năm 1998 là 246.100 đồng; năm 2002 là 293.700 đồng; năm 2004 là 396.800 đồng và năm 2006 là 511.000 đồng, trong đó chi tiêu cho đời sống đạt 460.000 đồng tăng 27,9% so với năm 2004, bình quân mỗi năm tăng 13,5% (giai đoạn 2002 – 2004 mỗi năm tăng 15,7%). Năm 2006, chi tiêu cho đời sống chiếm hơn 90% tổng chi tiêu, trong đó tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu cho đời sống là một chỉ tiêu tốt để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước nghèo nên tỷ trọng này còn cao, nhưng đã có xu hướng giảm rõ rệt, từ 66% năm 1993 xuống còn 63% năm 1999; 57% năm 2002; 53,5% năm 2004 và 52,8% năm 2006. Tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống ở thành thị là 48,2% trong khi ở nông thôn là 56,2%; nhóm các hộ giàu nhất là 45,8% và nhóm các hộ nghèo nhất là 65,2%. Năm 2006, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng khu vực thành thị đạt 738.000 đồng gấp 2,06 lần so với khu vực nông thôn là 359.000 đồng. Vùng có mức chi tiêu đời sống cao nhất là Đông Nam Bộ (740.000 đồng) gấp 2,5 lần vùng có mức chi tiêu đời sống thấp nhất là Tây Bắc (296.300 đồng). Nếu so sánh mức chi tiêu cho đời sống giữa 20% hộ có mức chi tiêu cao nhất với 20% hộ có mức chi tiêu thấp nhất thì hệ số chênh lệch có xu hướng tăng qua các năm: năm 1999 là 4,2 lần; năm 2002 là 4,45 lần; năm 2004 là 4,45 lần và năm 2006 là 4,54 lần.

Khoảng cách chênh lệch về mức sống và phân hóa giàu nghèo còn được thể hiện qua số liệu chi tiêu cho đời sống gia đình. Mức chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống của nhóm hộ giàu nhất gấp 7,1 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 8,8 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 7,2 lần; chi y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,9 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 12,1 lần; chi giáo dục gấp 5,2 lần; chi cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí gấp 69,8 lần. Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng cao và có mức hưởng thụ văn hóa tinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Điều đó cho thấy, sự chênh lệch về mức chi tiêu giữa các nhóm đang có xu hướng tăng lên. Chi tiêu cho đời sống giữa hộ giàu nhất và hộ nghèo nhất có sự chênh lệch rất lớn. Khi còn nghèo, người dân thường dành phần lớn chi tiêu của hộ để bảo đảm nhu cầu ăn uống. Song, khi mức sống được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của người dân tăng về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng trong chi tiêu chung sẽ giảm do các hộ gia đình đã có khả năng để chi nhiều hơn cho các nhu cầu khác, như: may mặc, nhà ở, đi lại, mua sắm đồ dùng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa, du lịch…

Như vậy, sự bất bình đẳng hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân hóa thành hai cực (tương phản) giàu – nghèo về mức sống (sự phân cực về mức sống). Đây là nhận định mới và tổng kết khái quát về xu hướng bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hệ quả của sự phân cực này đã thúc đẩy sự phân tầng xã hội ở Việt Nam diễn ra với sự phân hóa sâu sắc về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Bên cạnh sự xuất hiện và hình thành của “tầng lớp xã hội ưu trội” thì  “tầng lớp xã hội yếu thế” và các nhóm xã hội có hành vi sai lệch xã hội, vi phạm pháp luật, tội phạm cũng có xu hướng gia tăng. Điều này để lại nhiều hệ quả tiêu cực đối với sự phát triển lành mạnh, an ninh, trật tự của xã hội.

Các chuyên gia kinh tế của các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, hay Quỹ tiền tệ Quốc tế lại khuyến cáo Việt Nam về bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam có thể dễ dàng vượt qua mức USD 996, mức trung bình thấp, nhưng để vượt mức thu nhập bình quân USD 12.195 /người/năm là rất khó. Bởi lẽ, trong vòng 10 năm qua, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh là nhờ khai thác tài nguyên dồi dào, lao động rẻ. Đương nhiên, khi sự khai thác đã đến ngưỡng, sẽ không còn tốc độ tăng trưởng như vậy nữa và sẽ mãi dậm chân trong mức tăng trưởng thấp mà không thoát ra được… Để thoát khỏi cái bẫy tăng trưởng trung bình này, các nhà hoạch định chính sách đã có chiến lược phát triển kinh tế, ít nhất là trong vòng 10 năm tới, hướng đến mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất lao động, năng lực cạnh tranh – là một hướng đi khác hẳn trước đây. Tuy nhiên, để triển khai chiến lược này là điều cực kỳ phức tạp.

Làm sao để tối ưu hóa các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực?

Nền giáo dục còn bộn bề, ngổn ngang, với phương thức đào tạo chưa theo kịp yêu cầu phát triển, đào tạo kiểu quy trình ngược, siết đầu vào, nhưng lại lỏng đầu ra, làm cho nguồn nhân lực – sản phẩm của quy trình đào tạo này rất yếu kém về chất lượng; như vậy khó lòng có được đội ngũ từ quản lý tới lao động có chất lượng, để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững và xóa dần khoảng cách giàu nghèo…

Thu nhập bình quan người lao động: cấu trúc

Lực lượng lao động, số người có việc làm quý II năm 2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành dịch vụ tăng đáng kể so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2022 là 51,6 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng (tương ứng, tăng 0,3 triệu người và 0,1 triệu người), lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nam (0,3 triệu lao động của nữ so với gần 0,2 triệu lao động của nam). So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng ở khu vực thành thị (tăng 0,6 triệu người) và giảm nhẹ ở nông thôn (0,06 triệu người). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý II năm 2022 là 68,5%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,6%, thấp hơn 12,2 điểm phần trăm so với nam (74,8%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 66,1%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 70,1%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 33,5%; nông thôn: 46,7%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 36,3%; nông thôn: 44,9%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Trong tổng số 23,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động (ngoài lực lượng lao động) của quý II năm 2022, có 12,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tập trung nhiều nhất ở nhóm 15-19 tuổi (5,9 triệu người). Số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý II năm 2022 là khoảng 881,8 nghìn người, giảm 447,1 nghìn người so với quý trước và giảm 263,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở quý II năm 2022 là 1,96%, giảm 1,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,37% và 2,32%). Như vậy, tình hình thiếu việc làm của người lao động đã được cải thiện đáng kể với tỷ lệ này giảm ở cả khu vực thành thị và nông thôn (tương ứng là 2,39% và 3,40% ở quý I năm 2022).

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II là 6,6 triệu đồng, tăng 206 nghìn đồng so với quý trước và tăng 542 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,5 triệu đồng so với 5,6 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,38 lần khu vực nông thôn (8,0 triệu đồng so với 5,8 triệu đồng). Quý II năm 2022, thu nhập của lao động làm việc ở cả ba khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất trong ba khu vực kinh tế. So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,5 triệu đồng, tăng 11,5%, tăng tương ứng khoảng 774 nghìn đồng; lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng, tăng 8,7%, tăng tương ứng khoảng 623 nghìn đồng. Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 3,8 triệu đồng, tăng 3,6%, tăng tương ứng khoảng 132 nghìn đồng. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá: khai khoáng đạt mức 9,7 triệu đồng, tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,4 triệu đồng, tăng 12,4%, tương ứng tăng khoảng 818 nghìn đồng; sản xuất và phân phối điện đạt 9,6 triệu đồng, tăng 10,7%, tương ứng tăng 928 nghìn đồng; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 6,2 triệu đồng, tăng 10,2%, tương ứng tăng 572 nghìn đồng. Ngay cả ngành gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá xăng dầu như ngành Vận tải kho bãi cũng có mức tăng trưởng thu nhập khá, đạt mức 8,9 triệu đồng trong quý II năm 2022, tăng 4,2% so với quý trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập sinh viên mới ra trường

Có thể thấy lực lượng lao động quan trọng nhất là lực lượng trong độ tuổi từ 18 – 25, sau khi trải qua những năm tháng học tập và rèn luyện tại các trường Đại học hoặc Cao đẳng, sinh viên sẽ phải đứng trước ngưỡng cửa của sự trưởng thành. Ngoài việc lựa chọn công việc tốt cho mình, các vấn đề về thu nhập cũng nhận được quan tâm sâu sắc. Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2020 như sau:

  1. 4.729.400 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng I.
  2. 4.194.400 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng II.
  3. 3.670.100 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng III.
  4. 3.284.900 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng IV.

Dựa vào mức quy định trên, có thể thấy được mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường sẽ rơi vào khoảng 3.284.900 đồng/tháng đến 4.729.400 đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực/ vùng miền làm việc, các thành phố lớn sẽ chi trả tiền lương cao hơn. Nhiều sinh viên khi mới ra trường luôn mặc định trong đầu rằng nếu bản thân sở hữu tấm bằng khá, giỏi sẽ đồng nghĩa với việc có được mức lương cao trong lĩnh vực đang theo đuổi. Trên thực tế, lý thuyết bạn học chỉ nằm trong bài vở vẫn còn rất mơ hồ, chưa có kinh nghiệm thực chiến nên các doanh nghiệp phải bỏ thời gian ra để đào tạo các bạn. Nguyên nhân dẫn đến những ảo tưởng về lương cao cho sinh viên mới ra trường được bắt nguồn từ những lý do sau đây:

  • Sự tự tin thái quá về bằng cấp: Mặc dù tấm bằng Đại học chính là thành quả của 4 năm nỗ lực, nhưng những kiến thức bạn được giảng dạy chỉ là lý thuyết, muốn đi vào thực tiễn phải mất thêm một khoảng thời gian và quá trình rèn luyện.
  • Thiếu trải nghiệm thực tế: Một trong những yếu tố chủ quan dẫn đến ảo tưởng về lương thưởng cao đó là thiếu trải nghiệm công việc. Tấm bằng Đại học không phải là thước đo để quyết định mức lương, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến giá trị mà có thể đem lại cho họ.
  • Nhu cầu đời sống cao: Khi còn là sinh viên, việc phụ thuộc vào trợ cấp của gia đình khiến sinh viên nghĩ rằng việc kiếm tiền là không mấy khó khăn. Thực tế lại hoàn toàn ngược lại, phải nỗ lực hơn rất nhiều trong công việc thì mới nhận được mức lương cao hơn.
  • Yếu tố tác động từ thông tin bên ngoài: Các sinh viên mới ra trường thường có tâm lý nhẹ dạ cả tin vào một số doanh nghiệp hứa hẹn lương thưởng, trong khi con số thực lại không phải vậy.

Hiện nay, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường ở công ty khác nhau, ngành nghề khác nhau cũng khác nhau, đa số nằm trong khoảng 4 – 6 triệu nhưng phổ biến nhất là 4 – 5 triệu/tháng, thậm chí một số người chỉ nhận 3 – 3,5 triệu/tháng. Một phần là do từng khu vực, phần là do bản thân ứng viên không hiểu rõ về các quy định, tự ti vào khả năng của mình, không biết đàm phán lương. Sự khác nhau ở mức lương dù tất cả đều là ứng viên mới ra trường do thành tích học tập, nghiên cứu và kinh nghiệm, trải nghiệm từ trong trường. Lý giải nguyên nhân khiến sinh viên mới ra trường thường được trả mức lương thấp hơn mong muốn, một đại diện doanh nghiệp cho rằng: “Thực trạng này nghe qua thì có vẻ thật buồn cho các bạn sinh viên. Nhưng nếu suy xét sâu xa hơn thì nó đáng buồn hơn cho các doanh nghiệp. Ở cơ quan tôi, hằng năm đều có rất đông sinh viên đến thực tập hoặc được tiếp nhận vào làm. Nhưng có đến 99% các bạn không có kỹ năng mềm. Khi chat với bạn bè, các em gõ như máy, nhưng khi đi vào công việc thực tế thì đánh máy một văn bản cũng sai chính tả la liệt, căn chỉnh loạn xạ… ngoài ra còn thiếu nghiêm túc trong công việc, ngoại ngữ kém… Tóm lại, các doanh nghiệp gần như phải đào tạo lại từ đầu thay vì kỳ vọng họ cống hiến được ngay. Thế nên mức lương khởi điểm thấp là điều dễ hiểu“.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học gồm TS. Trần Quang Tuyến, TS. Vũ Văn Hưởng và Nghiên cứu sinh Vũ Bích Ngọc, Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%; trong đó, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kiến trúc và Xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỉ lệ này ở các ngành Nhân văn và Nghệ thuật là 63%; các ngành Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành Nông, Lâm, Ngư và Thú y là 67%. Còn với nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý, tỉ lệ sinh viên làm trái ngành thấp nhất, chỉ 13,2%. Lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau, do vậy tỉ lệ người đã tốt nghiệp ĐH làm trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác.

Theo TS. Trần Quang Tuyến, làm trái ngành là khi người lao động đảm nhận các công việc không phù hợp với lĩnh vực được đào tạo. Để tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt, nhóm nghiên cứu tập trung đo lường ở nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý, bởi số lao động ĐH từ ngành này chiếm tỉ trọng lớn hiện nay (khoảng 28,6% năm 2018 và 29,5% năm 2020). Nhìn chung, nhóm người phải làm việc trái ngành có mức thu nhập trung bình thấp hơn nhóm làm đúng ngành. Mức lương trung bình của nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý khi làm việc đúng ngành vào năm 2020 là 9,4 triệu đồng, còn trái ngành là 8 triệu đồng; con số tương ứng ở các năm 2019 lần lượt là 9,1 triệu đồng/7,6 triệu đồng; năm 2018 là 8,2 triệu/6,9 triệu đồng. “Số liệu của nghiên cứu này và báo cáo của các trường ĐH đưa ra có thể khác nhau do cách thức đo lường cũng như các mốc, độ tuổi khảo sát khác nhau. Các trường ĐH thường sẽ thống kê theo lao động trẻ, tức sinh viên sau vài năm ra trường. Còn thống kê của chúng tôi xét đối tượng từ 25 đến 60 tuổi”, TS Tuyến nói và cho hay, việc làm trái ngành có thể xuất phát từ cả phía cung và cầu lao động, do đó sẽ cần thêm các nghiên cứu về nhân tố tác động tới việc làm trái ngành.

Thị trường nghề

Làm trái ngành cũng là một yếu tố dẫn tới sự thiếu hụt về lao động kỹ năng, kìm hãm sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong tương lai, đồng thời, sẽ là khó khăn chính mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động; nhu cầu phát triển kỹ năng cho người lao động đáp ứng tiềm năng phát triển kinh tế; đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động để thúc đẩy việc làm có năng suất ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Lực lượng lao động của nước ta tăng khoảng 1,3 triệu người mỗi năm với tốc độ tăng bình quân khoảng 2,65%/năm; số lao động trong độ tuổi lao động chiếm gần 95% tổng lực lượng lao động và nhóm lao động trẻ (tuổi 15-34) chiếm tới 45%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần, do vậy năng lực chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng nghề của người lao động được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực thiếu hụt lao động có kỹ năng cao ở các cấp độ; thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi người lao động phải luôn luôn nâng cao kỹ năng nghề để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của công nghệ sản xuất hiện đại, đòi hỏi của thực tiễn. Trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có kỹ năng nghề cao còn thấp. Sức cạnh tranh về khả năng lao động còn quá thấp; năng suất lao động của Việt Nam không thể so với các nước phát triển như: Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế do thiếu nhiều lao động lành nghề. Do sự hạn chế về chất lượng của lực lượng lao động có kỹ năng cao đã ảnh hưởng tới năng suất lao động. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2001-2010, năng suất lao động ở Việt Nam tăng bình quân hàng năm là 4,8%, tương ứng với tăng trưởng kinh tế (5,8% /năm) và cao hơn so với tăng trưởng việc làm trong cùng kỳ (chỉ đạt 2,2%/năm), cụ thể năng suất lao động đã tăng từ 7,5 triệu đồng/người lao động lên 11,1 triệu đồng/người lao động. Nhìn nhận một cách tổng quát, sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua cho thấy những thay đổi về mặt cơ cấu kinh tế được phản ánh trong việc gia tăng tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP và việc làm. Tuy vậy, đặc trưng vẫn là sử dụng nhiều lao động có tay nghề thấp, thị trường lao động bị phân mảng, vẫn tồn tại khá lớn tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động, người sử dụng lao động vẫn không thể tuyển đủ lao động có kỹ năng cao, hệ thống đào tạo cũng không thể theo kịp tốc độ thay đổi của cầu lao động.

Thực tế của việc sử dụng lao động có tay nghề thấp và tạo ra ít giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Trong ngắn hạn, các nghề sử dụng lao động tay nghề và chi phí dịch vụ thấp giữ vị trí quan trọng, đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tạo cơ hội việc làm cho lao động trình độ thấp. Tuy nhiên, điều này sẽ không tiếp tục được kéo dài, với sự tác động mạnh mẽ của yêu cầu phát triển kinh tế và năng suất lao động, nhu cầu về lao động có kỹ năng cao sẽ tăng lên. Việc thiếu hụt công nhân kỹ thuật là điều được dự báo trước, do đó nếu sử dụng lao động giá rẻ không có trình độ kỹ thuật cao sẽ khó cải thiện năng suất lao động và được coi là “điểm nghẽn cản trở sự phát triển”. Và trong một tương lai gần, điều này sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng khi người sử dụng lao động không thể tuyển dụng được lao động có kỹ năng cần thiết, ảnh hưởng và kìm hãm sự phát triển kinh tế, giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia cũng như ảnh hưởng tới mục tiêu việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm bền vững cho tất cả mọi người. Để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại, tốc độ GDP bình quân 7 – 8%/năm; tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 – 35% lao động xã hội.

Để nâng cao kỹ năng nghề cho lực lượng lao động hướng tới mục tiêu thúc đẩy việc làm có năng suất thực sự hiệu quả đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường lao động, cần tập trung thực hiện hai bước:

  • thực hiện đổi mới, phát triển dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề để “hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, trước hết cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập quốc tế”; và
  • triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm “góp phần thay đổi cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới phổ cập nghề cho người lao động”.

Luật giáo dục Việt Nam năm 1998, dạy nghề là một bộ phận thuộc giáo dục nghề nghiệp, bao gồm loại hình dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) và dạy nghề dài hạn (từ 1-3 năm). Hai loại hình này được thực hiện tại các trường dạy nghề, trường trung học và cao đẳng có dạy nghề. Ngoài ra, dạy nghề ngắn hạn còn được thực hiện tại các trung tâm dạy nghề. Từ khi Luật Dạy nghề có hiệu lực (từ 31/7/2007), hệ thống chính sách khuyến khích học nghề cũng được hoàn thiện và phát triển, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Hai loại hình dạy nghề (ngắn hạn và dài hạn) được chuyển thành dạy nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề (CĐN), trung cấp nghề (TCN), sơ cấp nghề (SCN) và dạy nghề thường xuyên. Trong thời gian qua, hệ thống dạy nghề đã và đang thực hiện đổi mới khá mạnh mẽ, chuyển từ hệ thống dạy nghề với hai chương trình đào tạo (dài hạn và ngắn hạn) sang hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề); chuyển dần từ đào tạo theo hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động. Số lượng học sinh học nghề và tốt nghiệp tăng lên hằng năm đã phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp cho người lao động nói riêng và góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hệ thống dạy nghề đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) vào học nghề còn rất thấp. Hệ thống dạy nghề vẫn còn thiếu một định hướng chiến lược phát triển nghề nghiệp cho người lao động, tiếp tục cần được củng cố về chính sách và thể chế.

Theo đó, các cơ sở dạy nghề đã phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Số lượng cơ sở dạy nghề nói chung và cơ sở tư thục nói riêng tăng nhanh. Năm 2013, cả nước có 1339 cơ sở dạy nghề (CSDN), trong đó có: 162 trường cao đẳng nghề (chiếm 12,1%), 302 trường trung cấp nghề (22,6%) và 875 trung tâm dạy nghề (65,4%). Nhìn chung, mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, một số huyện, cụm huyện đã có trường trung cấp nghề. Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm đại học, cao đẳng, trung tâm khác có dạy nghề) thì mạng lưới cơ sở dạy nghề cả nước năm 2013 có gần 2040 cơ sở, trong đó cơ sở dạy nghề công lập chiếm khoảng 60%. Đặc biệt, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện đã được mở rộng. Năm 2013 có trên 430 trung tâm dạy nghề cấp huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, việc phân bố mạng lưới cơ sở dạy nghề vẫn còn nhiều bất cập. Các trường, trung tâm dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành thị, các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi đó, vùng nông thôn, số trường, trung tâm dạy nghề rất ít ỏi. Đến nay còn trên 150 huyện chưa có trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các vùng này được học nghề, đồng thời khó triển khai các chủ trương học tập suốt đời.

Trong giai đoạn 2007-2013, tổng số học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề là hơn 7 triệu người. Trong đó, học sinh tốt nghiệp cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 1,253 triệu người, tốt nghiệp Sơ cấp nghề là 2,019 triệu người và Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) là 3,7 triệu người. Bình quân mỗi năm, hệ thống dạy nghề đào tạo được 1,168 triệu người trong cùng giai đoạn, bằng 2,8 lần so với giai đoạn trước (1978 – 2006). Nhìn chung, trong thời gian vừa qua, số lượng học sinh tốt nghiệp hằng năm mặc dù đã tăng song do cơ cấu tuyển sinh số học sinh tốt nghiệp hằng năm vẫn chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn có trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng không chứng chỉ (giai đoạn đoạn 2007 – 2013, cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề – sơ cấp nghề – dạy nghề dưới 3 tháng tương ứng là 17,9% – 28,8% – 53,29%). Điều này sẽ gây nên sự mất cân đối về trình độ và sự cải thiện chậm về chất lượng lực lượng lao động trong tương lai.

Đào tạo giáo dục nghề và đại học

Trước thời kỳ đổi mới, giáo dục đại học (GDĐH) nước ta được xây dựng dựa vào mô hình của Liên Xô cũ, theo đó phần lớn các trường đại học là các trường đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực, quy trình đào tạo đại học thường thiết kế liền một mạch, 4 đến 6 năm, theo hướng chuyên ngành rất hẹp. Từ thập niên đổi mới đầu tiên, một số mô hình cơ sở GDĐH kiểu khác được xây dựng [Hiệp hội..,2017], tuy nhiên việc triển khai các mô hình đó đã nảy sinh nhiều vấn đề.

Trong báo cáo “Hội nhập quốc tế: một định hướng quan trọng trong đào tạo nghề”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Phạm Vũ Quốc Bình chia sẻ về định hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư; hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế; tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và các cuộc thi kỹ năng nghề; tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và nước ngoài; trao đổi giảng viên, chuyên gia quốc tế… Báo cáo “Đào tạo liên thông, liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các cơ sở giáo dục đại học – kinh nghiệm từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp” của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cao Thắng Lê Đình Kha chia sẻ lý do phải đào tạo liên thông giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học, xuất phát từ đơn vị sử dụng lao động là nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động cũng như nhu cầu học tập suốt đời của các cá nhân. Để nâng cao hiệu quả, ông Lê Đình Kha cho rằng cần đa dạng hóa hình thức học liên thông, bao gồm cả liên thông chính quy; các trường đại học nên công bố lộ trình tăng học phí; cần có đội ngũ hỗ trợ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người học và tư vấn hỗ trợ kịp thời nhằm hỗ trợ người học duy trì mục tiêu học tập; vận động doanh nghiệp hỗ trợ người học trong quá trình tham gia học liên thông.

Ở Hoa Kỳ có khoảng 4500 trường đại học và cao đẳng, chia làm 2 nhóm lớn, khoảng  2800 trường đại học bốn năm (four-year colleges) và khoảng 1700 trường đại học hai năm (two-year colleges).  ”Đại học 4 năm” là thuật ngữ để gọi chung các trường có đào tạo bằng cử nhân (bachelor) trở lên.”Đại học 2 năm” là thuật ngữ để gọi chung các trường cao đẳng (junior college) hoặc cao đẳng cộng đồng (community college), đó là các trường cung cấp các chương trình học nghề sau trung học hoặc các chương trình chuyển tiếp (transfer) cấp các loại “associate degree” để có thể  tiếp tục học ở các trường đại học bốn năm [Lâm Quang Thiệp,Bruce Johnstone, Philip  Altbach, 2007]. Phần lớn đại học 4 năm ở Hoa Kỳ được tổ chức theo mô hình “university”, tức là trường đại học đa lĩnh vực, một mô hình trường đại học có hiệu quả cao nhất. Sở dĩ mô hình đại học đa lĩnh vực có hiệu quả cao nhất vì các lý do sau đây:

  • Các đại học đa lĩnh vực sẽ đảm bảo đào tạo tốt các chương trình “giáo dục khai phóng” [Lâm Quang Thiệp,2018], xu hướng GDĐH chủ đạo ở Hoa Kỳ, vì chỉ trong các đại học đa lĩnh vực mới có đủ đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao để giảng dạy tốt các chương trình giáo dục này;
  • Các đại học đa lĩnh vực có ưu thế về nghiên cứu và phục vụ xã hội, vì ngày nay các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành, các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy;
  • Đại học đa lĩnh vực bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phó với sự biến động về nhu cầu của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Chính vì ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực nên khi chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, nhiều nước đã chuyển từ trường đại học đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực sang đại học đa lĩnh vực. Ở Liên bang Nga, phần lớn các đại học đơn ngành đơn lĩnh vực thời Liên Xô cũ với tên gọi “inxtitut” chuyển sang mô hình đa lĩnh vực và đặt lại tên là “universitet” hoặc “academia”. Ở Trung Quốc Đại học Bắc Kinh vốn bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội kiểu “universitet” của Liên Xô cũ, cũng như Đại học Thanh Hoa vốn là một đại học bách khoa với lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, đều đã mở bổ sung thêm nhiều lĩnh vực khác để trở thành các “university” đa lĩnh vực theo kiểu phương Tây [Lâm Quang Thiệp, 2018].

Mô hình thực tế của các đại học quốc gia và đại học vùng đã vô hiệu hóa hoàn toàn các ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực. Chính vì sự kém hiệu quả của các mô hình đại học quốc gia và đại học vùng nên Ngân hàng Thế giới (WB) đã có một văn bản góp ý chính thức khi xây dựng Luật GDĐH 2018 đề nghị điều chỉnh các mô hình đó [The World Bank, 2018].  Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một phương án nào có hiệu quả để điều chỉnh. Trước hết, các trường thành viên đều là các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, lại liên kết với nhau rất lỏng lẻo, hầu như hoàn toàn độc lập về đào tạo, nên ưu thế về việc nâng cao chất lượng đào tạo theo chương trình giáo dục khai phóng không thể hiện được, cũng vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội và đáp ứng thị trường lao động, quan hệ lỏng lẻo giữa các trường thành viên rất khó tạo nên sự phối hợp để tăng hiệu quả. Văn bản của WB nhận xét về dự thảo Luật GDĐH còn đặc biệt lưu ý đến mô hình các đại học quốc gia. Trước hết họ nói đó là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam (“is unique to Vietnam”) và không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới (“We have not come across this set up in any country in the world”). Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là một mô hình “không giống ai” trên thế giới.  Theo họ, các nhược điểm đó là: “không tận dụng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức, và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn các cơ sở tách biệt. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn. Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích.  Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực. Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính. Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở.  Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rải.”  Có lẽ các nhận xét đó thể hiện khá đầy đủ nhược điểm của mô hình đại học hai cấp mà các chuyên gia đã nhiều lần phát biểu [Lâm Quang Thiệp, 2017,2018].

Hiện nay ở Việt Nam việc quản lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng bị phân cắt, vì việc phân công quản lý giữa các bộ với nhau được thiết kế theo kiểu “cát cứ”. Chẳng hạn, hầu hết trường cao đẳng do Bộ Lao động Thương binh Xã hội quản lý, chỉ các cao đẳng sư phạm thuộc Bộ GD&ĐT. Theo thông lệ quốc tế, GDĐH thường được hiểu là giáo dục sau trung học (“post-secondary”), các trường đại học và cao đẳng phải cấu thành một hệ thống thống nhất, tương tác hỗ trợ nhau; trong khi ở Việt Nam, Luật GDĐH lại chỉ liên quan đến các trường đào tạo bậc đại học trở lên – “university education”, không phải “higher education”. Hơn nữa, cho đến nay hệ thống cao đẳng cộng đồng được tái thành lập và phát triển đã vài thập niên nhưng nhưng chương trình đào tạo chuyển tiếp chưa được nơi nào thiết kế nghiêm chỉnh, cả về phía Bộ GD&ĐT cũng như từ phía các trường cao đẳng cộng đồng và các trường đại học chuyên ngành liên quan,  mặc dầu điều này đã được NQ14/NQ-CP  nhắc đến.

Trong khi nhiều quốc gia theo đuổi việc xây dựng các đại học đẳng cấp thế giới, thì Hội nghị GDĐH khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Ma Cao tháng 9 năm 2008 đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia chưa thật giàu có là: “Tốt hơn hết, nhiều quốc gia có thể định vị trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu bằng cách tạo dựng cho mình một “hệ thống đẳng cấp thế giới về GDĐH” hơn là tập trung phần lớn nguồn lực của mình để tạo nên một số ít cái gọi là trường đại học đẳng cấp thế giới”. Hệ thống đẳng cấp thế giới về GDĐH là “hệ thống nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và sự đa dạng của nền học vấn – năng lực của sinh viên do kết quả của việc đại chúng hóa (GDĐH). Các trường đại học cần có các sứ mạng khác nhau và cần phục vụ nhiều loại nhóm người khác nhau có lợi ích liên quan với GDĐH. Hoạt động cơ bản của GDĐH vẫn là giảng dạy và học vấn, và trong một môi trường toàn cầu ngày càng phức tạp và biến động, sự phù hợp của các hoạt động của chúng đối với các cộng đồng địa phương sẽ trở nên hết sức quan trọng”[Conference Report, 2008]. Nói cách khác, đó là hệ thống GDĐH mạnh, đa dạng, phân tầng, đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu khác nhau của sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân.

Vấn đề và định hướng,  đáp ứng nhu cầu xã hội vè lực lượng lao động

Không ít ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng hoạt động dạy nghề, trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lao động Việt Nam nói chung và của công nhân Việt Nam nói riêng đều thua kém so với các nước khu vực và thế giới. “Theo Forbes, hơn 90% dòng tiền FDI vào Việt Nam chỉ tập trung trong các ngành sản xuất giản đơn: may mặc, chế biến lương thực – thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử. Đây là những ngành có xu hướng sử dụng lao động tay nghề thấp, thậm chí chưa cần qua trường lớp đào tạo” – Tạp chí Kinh tế Sài gòn Online (Thesaigontimes.vn) trong bài “Không thể mãi dựa vào lao động giá rẻ để thu hút đầu tư” viết. Nếu nhận định nêu trên là xác thực thì có phải nguyên nhân khiến việc dạy nghề và thu hút người theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trở nên èo uột là do “ông lớn” không mặn mà với người lao động được đào tạo trình độ cao.

Giáo dục hướng nghiệp (nghề nghiệp) trong trường phổ thông có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống xã hội. Thực hiện được mục đích này, công tác giáo dục hướng nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng học sinh phổ thông đi học giáo dục nghề nghiệp. Công tác hướng nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý-giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu với các năng lực đó với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra đối với người lao động, có tính đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó người làm công tác hướng nghiệp sẽ có những tư vấn, lời khuyên về chọn nghề, chọn ngành có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn giúp định hướng học sinh chọn đúng nghề nghiệp theo năng lực của bản thân. Công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng, là một hoạt động không thể thiếu được ở các trường phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân học sinh để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề nghiệp phù hợp. Trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong nhà trường phổ thông đã được sự quan tâm, bước đầu đã có sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, chuyên gia trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội đối với việc chọn nghề, chọn ngành, huy động ngày càng nhiều số lượng học sinh sau phổ thông tham gia thị trường lao động.

Trong hơn 30 năm qua việc dạy nghề được giao cho nhiều đơn vị như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quản lý. Từ năm 2017 đến nay Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chính thức quản lý hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề toàn quốc (trừ các trường trung cấp, cao đẳng sư phạm vẫn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý). Đây cũng là thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức giải thể Vụ Giáo dục chuyên nghiệp. Hiện nay, quy mô cơ cấu nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp với danh mục nghề của gần 400 nghề đào tạo ở trình độ cao đằng và khoảng 470 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm nhiều ngành nghề đạo tạo mới mà thị trường cần. Cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường nghề vẫn tập trung tuyển sinh và đào tạo ngắn hạn và ở những ngành nghề có chi phí thấp như kế toán, tài chính, lái xe, dịch vụ, .v.v…Việc chuyển từ đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm. Đặc biệt, sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều trường kỹ thuật đang gặp khó khăn trong tuyển sinh đối với các nghề nặng nhọc độc hại nhưng thị trường lao động có nhu cầu, như: nghề hàn, cắt gọt kim loại, nề, các nghề thuộc nhóm nghề mỏ hầm lò,… Nếu không có ưu đãi thì cơ cấu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề sẽ mất cân đối nghiêm trọng, nhiều nghề khủng hoảng thừa, nhiều nghề khủng hoảng thiếu.

Cơ cấu học sinh học nghề theo trình độ còn hạn chế, mới chỉ tập trung vào trình độ Sơ cấp nghề và Dạy nghề dưới 3 tháng, trong khi tỷ lệ học sinh học ở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do nhận thức của người dân không muốn học nghề, học sinh tốt nghiệp THPT phần lớn có xu hướng đi học đại học hay cao đẳng chuyên nghiệp, các trường nghề gặp khó khăn trong tuyển sinh ở trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề.

Nhìn chung, theo đánh giá của các doanh nghiệp, kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên với 80 – 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Ở một số nghề (nghề hàn, dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy thủ tàu biển, thuyền trưởng và một số nghề thuộc lĩnh vực viễn thông…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào tạo nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi ra trường, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%. Theo kết quả khảo sát của 101 trường nghề (năm 2011), mức lương khởi điểm bình quân cho học viên sau khi tốt nghiệp đạt từ khoảng 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Mức lương có sự chênh lệch ở các nghề đào tạo, cụ thể, nhóm nghề kỹ thuật có lương bình quân cao hơn, đạt khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Các nghề dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, lương bình quân thấp, chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/tháng. Mức lương khiêm tốn này cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến các em học sinh không mặn mà với học nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

Khoản 7, điều 4, Nghị định 127 quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ”. Điều này có nghĩa là Bộ Giáo dục và Đào tạo không được ban hành “chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục” không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Vậy ngoài các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường còn lại thuộc khối công an, quốc phòng, các trường đại học do các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội “chủ quản” có thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo – không những thế, gần đây xuất hiện một số kiến nghị cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học viên học nghề… Với các điều luật không rõ ràng, thậm chí là “bó chân bó tay” Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quản lý nhà nước về giáo dục, với cách quản lý chồng chéo như vậy, chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam – ít nhất trong vòng 10 – 20 năm qua là như thế nào?

Kết luận

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lao động qua đào tạo nghề làm trái ngành nghề, trình độ đào tạo. Theo số liệu Điều tra Lao động – Việc làm Quý 4/2013 của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số những người có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, có 280 nghìn người (chiếm 9,8%) đang làm các công việc giản đơn và 88 nghìn người (chiếm 3,1%) bị thất nghiệp. Về chất lượng, nhìn chung, kỹ năng nghề và năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Điều này phản ánh sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo nói chung và qua đào tạo nghề nói riêng hiện nay…

Là sự khập khiễng giữa kỹ năng của lao động qua đào tạo nghề và yêu cầu của thị trường, cũng như thiếu hụt trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết và đặc biệt, khả năng làm việc theo nhóm…

</>

Tuần – Week: 19 – 23/12/2022

<For English version, please scroll down…>

Hành chính…

Các sự kiện chính – Main events:

Thông điệp Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ theo dõi và có biện pháp xử lý các nhà băng tiếp tục tăng lãi suất, được nêu trong văn bản ngày 22/12 của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng liên quan tới tín dụng và lãi suất. Thống đốc cũng đề nghị các nhà băng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, và các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Thị trường không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải rút hồ sơ chào bán cổ phiếu chỉ sau vài tháng thông qua phương án.

Từ 1/1/2023, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ làm thủ tục hành chính là thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy thông báo số định danh cá nhân.

Tại sao nó ảnh hưởng – Why were it affected:

Hiệp hội ngân hàng (VNBA) phải tổ chức họp với các nhà băng về vấn đề lãi suất. Tại cuộc họp, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã quán triệt chủ trương các ngân hàng giảm lãi suất huy động và cho vay tuỳ theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp. Đại diện các ngân hàng cũng đồng thuận với phương án đưa lãi suất huy động về 9,5% một năm. Cách đây 10 ngày, cơ quan này cũng đã yêu cầu các nhà băng phải báo cáo hàng tuần về việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi và cho vay. Các động thái trên của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra trong bối cảnh các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ liên tục đẩy lãi suất tiết kiệm tăng “nóng” trong tháng cuối năm. Cụ thể, nửa đầu tháng 12, có một số nhà băng tăng lãi suất huy động lên 12% một năm. Điều này khiến lãi suất cho vay cũng tăng vọt, với khách hàng cá nhân vay trung dài hạn, lên 15-16% một năm, còn doanh nghiệp vay ngắn hạn 11-12% một năm…

Điệp khúc” lý do lặp đi lặp lại, điểm chung lớn nhất là sự lao dốc của giá cổ phiếu. Ngay trong những ngày cuối tháng 12 vừa qua, hai doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec là Chứng khoán APEC (mã chứng khoán: APS) và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (mã chứng khoán: IDJ) đồng loạt công bố Nghị quyết của HĐQT về việc rút hồ sơ phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể, APS thì rút hồ sơ chào bán 83 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn lên gấp đôi. Tương tự, IDJ cũng quyết định rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng với khối lượng dự kiến ban đầu là hơn 173 triệu đơn vị theo tỷ lệ 1:1, vốn điều lệ tăng gấp đôi lên 3.470 tỷ đồng. Nguyên nhân đưa ra đều giống nhau là diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc phát hành và lợi ích của cổ đông. HĐQT hai công ty cũng cho biết sẽ xem xét thời điểm phù hợp để tiếp tục triển khai phát hành cổ phiếu trong thời gian tới. Quyết định rút hồ sơ của hai doanh nghiệp trên diễn ra trong bối cảnh thị giá cổ phiếu APS và IDJ trên thị trường đều đã giảm sâu. Cần nhắc lại rằng hai mã chứng khoán này từng “làm mưa làm gió” trên thị trường trong năm 2021 với mức tăng đột biến hàng chục lần chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau khi chạm đỉnh thì giá các cổ phiếu đều lao dốc mạnh. Tạm tính theo thị giá hiện tại, APS vẫn mất tới 84% giá trị kể từ đỉnh trong khi IDJ cũng giảm gần 80% từ mức giá cao nhất ghi nhận được hồi tháng 11/2021.

Ngày 21/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị định 104 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Từ đầu năm 2023, nhiều thủ tục sẽ không cần xuất trình sổ hộ khẩu, như: hỗ trợ tạo việc làm; bảo hiểm y tế; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; phát triển giáo dục mầm non; quản lý học phí với cơ sở giáo dục công lập; miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ lĩnh vực giáo dục, đào tạo; điện lực; nhà ở; đất đai; y tế… Khi thực hiện thủ tục ở các lĩnh vực nói trên, người dân chỉ cần trình một trong các loại giấy tờ sau: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy tờ xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xu hướng chính – Key trends:

Sau cam kết, lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng tư nhân đã đồng loạt hạ nhiệt. Ghi nhận cho thấy mức lãi “khủng” hơn 12% một năm không còn xuất hiện tại một số nhà băng như trước đây. Dẫu vậy, nhìn chung mặt bằng huy động vẫn đang ở mức rất cao. Cuộc đua lãi suất tại nhiều nhà băng thời gian qua, theo VNBA, do thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ thiếu hụt tạm thời. Điều này không chỉ do người dân chuyển sang gửi tiền ở những ngân hàng lớn mà còn do giới nhà băng cũng thiếu tin tưởng nhau, khiến thị trường liên ngân hàng nhiều lúc gián đoạn. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã bơm vốn kịp thời, song áp lực với một số ngân hàng nhỏ chưa phải đã hết. Đồng thời, Thống đốc cũng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đặc biệt lưu ý các nhà băng kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp… Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của người đứng đầu ngành ngân hàng, các nhà băng cần chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn.

Nhìn chung, để đảm bảo cho phương án huy động vốn thành công, các doanh nghiệp thường lựa chọn thời điểm thuận lợi như thị trường chứng khoán thăng hóa, giao dịch sôi động và dòng tiền nhà đầu tư dồi dào. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường chứng khoán trong năm 2022 không mấy thuận lợi, giá nhiều cổ phiếu giảm hàng chục phần trăm, thậm chí xuống thấp hơn mức giá chào bán. Đồng thời, bối cảnh thanh khoản giảm sút khi tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn cũng là một trở ngại lớn cho những hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến dòng tiền vào chứng khoán.

Các phương thức khai thác thông tin về cư trú của công dân gồm: hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tài khoản định danh điện tử của công dân hiển thị trong ứng dụng VNEID; sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân gắn chip. Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu trên, cán bộ có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong số giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.

Cái gì tiếp theo – What comes next:

Nguồn vốn chảy ra nền kinh tế được yêu cầu phải được tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghề cao). Những lĩnh vực thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, xây dựng khu công nghiệp, cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt… cũng cần được ưu tiên.

Cuối năm 2020, Quốc hội thông qua Luật Cư trú (sửa đổi), trong đó quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy có giá trị đến hết năm 2022, sau đó người dân sẽ chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân để chứng minh nơi cư trú. Luật có hiệu lực từ tháng 7/2021, song có điều khoản chuyển tiếp, người dân tiếp tục được dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy đến hết năm 2022 để chứng minh nơi cư trú, giải quyết thủ tục hành chính khi cần thiết. Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan rà soát văn bản có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú, để sửa đổi cho phù hợp.

Dấu hiệu rủi ro – Risk signals:

Hơn một năm qua, Công an thành phố HCM đã thu hồi 56.500 sổ hộ khẩu giấy và cấp hơn 32.400 giấy xác nhận cư trú cho người dân. Cụ thể, khi người dân đăng ký thay đổi thông tin hộ khẩu, cảnh sát sẽ cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thu hồi sổ giấy. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết 31/12/2022. Trước khi có quy định này, nếu người dân thay đổi thông tin trong hộ khẩu sẽ được bổ sung trong sổ hoặc cấp sổ mới.

Hết năm…

___

xxx – npl

<Week …>

Administration…

Main events:

The State Bank’s message that it would monitor and take measures to handle banks that continued to raise interest rates had been stated in the document dated December 22 by Governor Nguyen Thi Hong regarding credit and interest rates. The Governor had also suggested that banks continued to reduce operating costs, administrative procedures, and unnecessary expenses to have room to strive to reduce lending rates.

The market was not favorable, many businesses had been forced to withdraw their stock offering documents after only a few months of approving the plan.

From January 1, 2023, people could use one of the documents to carry out administrative procedures, which were citizen identification cards, identity cards, and personal identification number notices.

Why were it affected:

The Banking Association (VNBA) oughted to hold a meeting with banks on interest rates. At the meeting, Deputy Governor of the State Bank Dao Minh Tu thoroughly grasped the policy of banks to reduce deposit and lending interest rates depending on their size and potential to support businesses. Representatives of banks also agreed with the plan to bring the deposit interest rate to 9.5% a year. 10 days ago, this agency had also required banks to report weekly on the adjustment of deposit and lending interest rates. The above moves of the State Bank had been made in the context that small and medium-sized banks continuously pushed up savings interest rates “hot” in the last month of the year. Specifically, in the first half of December, some banks increased their deposit rates to 12% a year. This made lending rates also skyrocketed, with individual customers taking medium and long-term loans, to 15-16% a year, and businesses taking short-term loans from 11-12% a year…

Chorus” of repeated reasons, the biggest common point was the plunge in stock prices. Right in the last days of December, two businesses of the Apec ecosystem, APEC Securities (stock ticket: APS) and IDJ Vietnam Investment Joint Stock Company (stock ticket: IDJ) had simultaneously announced the announcement. Resolution of the Board of Directors was on the withdrawal of the file to issue shares to the public. Specifically, APS withdrew its offer to sell 83 million shares to the public to double its capital. Similarly, IDJ also decided to withdraw the application file to offer shares to the public with the initial expected volume of more than 173 million units at a ratio of 1:1, the charter capital doubled to VND 3,470 billion. The reason given was the same as the unfavorable stock market movements, affecting the issuance and the interests of shareholders. The Boards of Directors of the two companies also said they would consider the right time to continue issuing shares in the near future. The decision to withdraw the records of the two companies above took place in the context that the market prices of APS and IDJ shares in the market had both dropped deeply. It should be recalled that these two stocks had once “stormed” the market in 2021 with a sudden spike of dozens of times in a short time. However, after hitting the peak, the stock prices all plummeted. At current market prices, APS was still losing 84% of its value since its peak while IDJ was also down nearly 80% from the highest price recorded in November 2021.

On December 21, Deputy Prime Minister Vu Duc Dam had signed and promulgated Decree 104 amending and supplementing a number of articles of the decrees related to the submission and presentation of household registration books and paper temporary residence books when carrying out main administrative procedures, providing public services. From the beginning of 2023, many procedures would not need to show the household registration book, such as: job creation support; health Insurance; support students and high schools in communes and villages with special difficulties; early childhood education development; tuition management with public educational institutions; tuition fee exemption and reduction, support for study expenses; service prices in the field of education and training; electricity; house; land… while carrying out procedures in the areas mentioned above, people only needed to present one of the following documents: citizen identification card, identity card, document confirming information about residence , notice of personal identification number, information in the National Database on Population.

Key trends:

After the commitment, savings interest rates at many private banks had simultaneously cooled down. The record showed that the “terrible” interest of more than 12% a year no longer appeared at some banks as before. However, in general, the mobilized space was still at a very high level. The interest rate race at many banks recently, according to VNBA, was due to a temporary shortage of liquidity at some small banks. This was not only because people had switched to depositing money at big banks, but also because the banking industry also lacked trust in each other, causing the interbank market to be interrupted at times. Although the State Bank had injected capital in a timely manner, the pressure on some small banks had not ended. At the same time, the Governor also requested banks to continue to strictly control credit risks for investment activities in corporate bonds, in potential risky fields such as investment, securities trading, real estate, etc. especially providing credit for the purpose of real estate investment and business. The State Bank had especially noted that banks controlled the concentration of credit on a few customers or large customer groups, large-scale projects, high-end segments… Besides, according to Under the direction of the head of the banking industry, banks needed to actively balance capital sources to promptly meet the credit needs of the economy, minimizing term risks.

In general, to ensure a successful capital mobilization plan, businesses often chose favorable times such as an upbeat stock market, exciting transactions, and abundant investor cash flow. However, the situation on the stock market in 2022 was not favorable, the prices of many stocks fell by tens of percent, even lower than the asking price. At the same time, the context of reduced liquidity when investors’ sentiment was more cautious was also a big obstacle for capital mobilization activities of enterprises. Interest rate level maintained at high level would also continue to affect cash flow into securities.

Methods of exploiting information on citizens’ residence included: an information system for handling administrative procedures at ministerial and provincial levels connected to the National Population Database or through the National Service Portal; the citizen’s electronic identity account was displayed in the VNEID application; using a reader device that had been connected online to the National Population Database, including a QRCode reader or a chip reader on a chip-mounted citizen ID card. If the citizen’s residence information could not be extracted by the above methods, the officer may request the citizen to submit a copy or present one of the valuable papers proving the residence information.

What comes next:

Capital flowed out to the economy were required to be focused on production and business sectors, priority areas (agriculture, rural exports, small and medium enterprises, supporting industries, application enterprises). high-skilled jobs). Areas that drove economic growth such as investment, consumption and export, industrial park construction, lending to meet people’s housing needs, residential real estate projects nearing completion construction and handover, the ability to repay the loan in full and on time, ensure the legality, have good liquidity… also needed to be prioritized.

At the end of 2020, the National Assembly had passed the Law on Residence (amended), which stipulated that household registration books and paper temporary residence books were valid until the end of 2022, after which people would switch to using personal identification numbers to prove residency. The law took effect from July 2021, but with a transitional provision, people could continue to use household registration books and paper temporary residence books until the end of 2022 to prove their residence and handle administrative procedures when needed set. The National Assembly requested the Government and agencies to review documents with contents related to household registration books, temporary residence books or to produce papers and documents confirming residence, to amend accordingly.

Risk signals:

Over the past year, Ho Chi Minh City Police had revoked 56,500 paper household registration books and issued more than 32,400 certificates of residence to people. Specifically, when people registered to change their household registration information, the police would update the residence database and withdraw the paper books. The issued household registration books and temporary residence books would still be used and valid as papers and documents confirming residence until the end of December 31, 2022. Before this regulation, if people changed information in the household registration book, it would be added in the book or issued a new one.

Year ending…

xxx – npl

Văn – 04/202212: danh…

Bất luận ở thế giới nào, mọi người sở dĩ tranh đấu, phần lớn cũng là vì lợi ích… nhưng mà, trên thế gian này, lợi ích lớn nhất của nhân gian mà không thể nghi ngờ lại chính là…

sinh tồn…

Thứ gọi là “danh dự” ở đời, chẳng qua cũng là từ sự tán tụng của người khác mà thôi, mà,

nó cũng chẳng thật sự phải danh dự – gọi đầy đủ phải là “sĩ diện hão” – cái xiềng xích ràng buộc này; chẳng biết từ cổ chí kim đã giam cầm bao nhiêu hào kiệt anh hùng. Thế nhưng với một số kẻ mà nói,

buông bỏ thì có gì mà phải tiếc…

Cái gọi là “danh” ấy, chẳng qua cũng chỉ là mẩu bánh nướng hư vinh đã cháy đen còn thừa sót lại, ấy vậy mà,

dụ dỗ không biết bao nhiêu người… ràng buộc biết bao nhiêu người… giam giữ bao nhiêu trong bọn họ…

Chỉ là nực cười vì những kẻ bị một ổ bánh nướng cháy khét làm hư ảo tới nỗi mà phải “thân bại danh liệt”…

Ở đời, bất đắc dĩ mới phải vào vai chính, có thể làm được vai phụ, thì phải tận lực làm vai phụ.

Đây gọi là đường lui…

Khổ não ở đời của rất nhiều người chính là không chịu đóng vai phụ, luôn muốn đóng vai chính; để rồi sau đó,

lại một đời vất vả…

Tuy đạo làm người, nằm ở chỗ chống lại…

Quân tử xưa nay vốn như rồng như mây, ý chí vươn lên không ngừng, dù cho trời đất sụp đổ, cũng không vì thế mà chôn vùi ý chí đấu tranh…

Vận mệnh, không thể không cải… nhưng,

tận cùng cũng chỉ là vì sinh tồn mà thôi…

Tuyết trắng trắng vô ngần, trời đất ta độc hành; độc hành không vướng bận, cô độc mặc cứ đâu” – Phương Nguyên ngâm nga, trích trong “Cổ Chân Nhân

___

NPL

330 từ

Tuần – Week: 12 – 16/12/2022

<For English version, please scroll down…>

Điều chỉnh…

Các sự kiện chính – Main events:

Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức Hội nghị bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh với sự tham dự của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và cơ quan, ban, ngành liên quan. Đại diện nhiều ngân hàng đề nghị NHNN có các biện pháp hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ và cho vay cầm cố giấy tờ có giá kỳ hạn dài.

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản“, TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, thị trường bất động sản năm nay phát triển khá bất thường, có sự khác biệt so với thế giới và khu vực. Ông Lực cho rằng, có 4 nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt này. Cụ thể, thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng; doanh nghiệp và nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều; đầu cơ và cuối cùng là tâm lý đám đông vẫn còn nặng nề.

Tổng giám đốc EVN lên tiếng về khoản lỗ hơn 31.000 tỷ đồng, mỗi kWh điện bán ra, tập đoàn lỗ 180 đồng do giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới tăng cao. Để đảm bảo hoạt động, EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như xăng, dầu.

Tại sao nó ảnh hưởng – Why were it affected:

Tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA đánh giá, mặt bằng lãi suất của ngân hàng với doanh nghiệp và dân cư “vẫn rất cao“, phổ biến từ 9-10% với kỳ hạn trên 12 tháng, trong đó một số ngân hàng huy động tới 11,5%. “Điều này gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn với cả người gửi tiền và đi vay“, Tổng thư ký VNBA nhận xét. Việc tăng lãi suất huy động cũng khiến chi phí đầu vào các nhà băng tăng lên, làm thu hẹp chênh lệch lãi suất, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khó giảm lãi suất cho vay. Diễn biến này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ buộc phải tăng lãi suất lên mức cao hơn mặt bằng chung để giữ chân khách hàng. Theo ông Hùng, thanh khoản tổng thể toàn hệ thống không thiếu. Tuy vậy, vẫn còn “chỗ này, chỗ kia thiếu thanh khoản và đôi lúc sự tin tưởng lẫn nhau giữa các TCTD không được như trước, dẫn đến thị trường liên ngân hàng có lúc bị chao đảo, thậm chí hoạt động không được thông suốt như trước.”

TS. Cấn Văn Lực cho biết, hiện nay có 6 vấn đề tác động lớn đến thị trường bất động sản bao gồm: Kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thu nhập, tỷ giá tác động rất mạnh; vấn đề pháp lý và thách thức trong vấn đề quản lý; vấn đề về quy hoạch và cơ sở hạ tầng; yếu tố tài chính: thuế phí. Cùng đó còn có các vấn đề liên quan tới nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ các kênh vốn khác; vấn đề về các thông tin dữ liệu, tính minh bạch của thị trường và vấn đề cuối cùng là liên quan đến cung cầu và giá mua bán trên thị trường. Mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo tập trung 3 vấn đề vốn, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Đồng thời thành lập 3 nhóm công tác cho 3 nhóm vấn đề này. Ông Lực nhấn mạnh, đây sẽ là 3 vấn đề chính cần tập trung của nền kinh tế trong thời gian tới. Về nguồn vốn, ông Lực đánh giá, mặc dù nguồn vốn tín dụng năm vừa qua vẫn tăng 15% đổ vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, có 2 áp lực về vốn khi quý I, II/2022 tăng quá nhanh dẫn đến việc quý III phải “phanh gấp”. Mặt khác, nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm lớn, trong khi kênh trái phiếu doanh nghiệp không phát triển, phát hành giảm đã dồn áp lực vốn cho hệ thống ngân hàng.

Theo ông Trần Đình Nhân – Tổng Giám đốc EVN, 2022 là một năm hết sức khó khăn đối với EVN và các đơn vị thành viên. Doanh thu toàn tập đoàn năm 2022 ước đạt 460,73 nghìn tỷ đồng, tăng 4,31% so năm 2021 và vượt kế hoạch năm. Doanh thu công ty mẹ EVN ước đạt 385,3 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch và tăng 11,28% so năm 2021. Giá trị nộp ngân sách năm 2022 toàn tập đoàn ước đạt 22.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do biến động giá nhiên liệu thế giới làm cho chi phí mua điện của EVN tăng rất cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022, ước lỗ 31.360 tỷ đồng. Công ty mẹ EVN lỗ do nguyên nhân khách quan ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng giá đầu vào của chi phí nhiên liệu, đồng thời EVN trích lập dự phòng cho khoản lỗ của các công ty con. EVN đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và các Bộ ngành cho điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để có thể cân đối tài chính của EVN trong những năm tới. “Chúng tôi đạt kế hoạch sản lượng, doanh thu nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ. Hiện nay, giá than nhập khẩu tăng 6 lần so với đầu năm 2021 và tăng 3 lần so với đầu năm 2022. Việc tăng thêm này khiến chi phí của EVN tăng lên 47.000 tỷ đồng trong năm 2022. Giá khí ăn theo giá dầu tăng 5.500 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi kWh điện bán ra EVN lỗ 180 đồng”, ông Trần Đình Nhân cho biết.

Xu hướng chính – Key trends:

Đề nghị giải pháp tại hội nghị, đại diện nhiều ngân hàng đề nghị NHNN có các biện pháp hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAP ngoại tệ) và cho vay cầm cố giấy tờ có giá kỳ hạn dài (OMO). Trao đổi về đề xuất của các ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết đã trao đổi với Thống đốc và Thống đốc hoàn toàn đồng tình với quan điểm về việc thực hiện SWAP để cho vay tiền VND đối các ngân hàng có ngoại tệ; kể cả bán ngoại tệ thì NHNN cũng sẵn sàng mua. Ghi nhận kiến nghị, đại diện Vụ Chính sách Tiền tệ cho biết vừa qua, NHNN đã bổ sung thêm kỳ hạn 91 ngày đối với công cụ OMO, bên cạnh kỳ hạn 14 ngày để hỗ trợ thanh khoản của các ngân hàng. Với kỳ hạn 14 ngày, NHNN đã đưa ra mức lãi suất 6% với khối lượng phù hợp; tại kỳ hạn 91 ngày – đây là kỳ hạn dài nên NHNN sẽ có mức điều chỉnh phù hợp trên cơ sở thanh khoản hệ thống. Với kiến nghị SWAP ngoại tệ, NHNN đang nghiên cứu kỹ lưỡng để áp dụng với thời điểm, liều lượng phù hợp với các công cụ khác để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Dù vậy, đến thời điểm hiện tại vốn nước ngoài đổ và bất động sản vẫn tương đối tốt, khoảng hơn USD 4 tỷ. Trong đó, có hơn USD 2 tỷ là M&A và gần USD 2 tỷ là vốn góp cổ phần. Đánh giá về cấu trúc vốn cho thị trường bất động sản năm nay, ông Lực cho biết khoảng 700.000 – 800.000 tỷ đồng. Thông thường vốn ngân hàng chiếm 50%. Nhưng do năm 2023 các kênh vốn khác không phát triển nên vốn ngân hàng chiếm đến 70%, vốn từ các kênh còn lại là 30%. Do vậy, TS. Cấn Văn Lực đề xuất cấu trúc vốn cần trở về trạng thái cân bằng hơn trong thời gian tới. Liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, để xử lý trái phiếu đáo hạn năm tới và năm tiếp theo, ông Lực cho biết, đã tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc để đưa ra các nhóm giải pháp cho vấn đề này. Do đó, TS. Cấn Văn Lực đề xuất, chủ phát hành đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ. Bên cạnh đó, việc sửa đổi Nghị định 156 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là bước quan trọng khi cho phép giãn hoãn nợ với trái chủ.

EVN kiến nghị Ủy ban chính thức xác nhận EVN lỗ do nguyên nhân khách quan. Năm 2023 nếu không được đ iều chỉnh giá bán lẻ điện, EVN tiếp tục lỗ. Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 và các năm tiếp theo, EVN đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục báo cáo và kiến nghị Thủ tướng về việc sớm áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi. EVN kiến nghị Uỷ ban chỉ đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam tăng cường khai thác than trong nước để cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện. Uỷ ban có giải pháp để giảm giá than bán cho sản xuất điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tại Hội nghị triển khai Quyết định số 1479 của Thủ tướng và kế hoạch huy động các nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty tham gia các hoạt động, dự án đóng góp vào chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như xăng, dầu.

Cái gì tiếp theo – What comes next:

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh, cơ quan này luôn sẵn sàng cung ứng ứng vốn đầy đủ cho hệ thống. Ngân hàng nào khó khăn về thanh khoản thì NHNN sẽ có giải pháp hỗ trợ thông qua các công cụ như OMO, cho vay tái cấp vốn, SWAP ngoại tệ. Tại hội nghị, Hiệp hội Ngân hàng cũng cho biết đã tổ chức cuộc họp để kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm, trên cơ sở đó tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có Công văn số 454/HHNH-PLNV ngày 09/12/2022 báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả cuộc họp và kiến nghị Thống đốc một số giải pháp hỗ trợ các NHTM liên quan đến hỗ trợ thanh khoản từ nay đến hết Tết nguyên đán 2023, đồng thời thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm. Về lãi suất cho vay, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến nay, đã có 16 ngân hàng đã cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng, với mức lãi suất giảm từ 0,5% – 3%/năm.

TS. Cấn Văn Lực cũng đề nghị có thể xem xét đổi tiền lấy hàng, cụ thể là đổi trái phiếu lấy nhà. Tuy nhiên, Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, cũng như cách thức và giá cả… Đồng thời, được phép phát hành trái phiếu mới, đặc biệt có giãn hoãn một số điều kiện hơi chặt hiện nay. Về phía doanh nghiệp, ông Lực gợi ý cần tiến hành tái cấu trúc, bên cạnh đó phấn đấu nợ đến hạn phải trả. Không trả được phải đàm phán khất; đồng thời chấp nhận cắt lỗ, bán đi một số tài sản, dự án để có tiền trả nợ.

Dấu hiệu rủi ro – Risk signals:

Có thể thấy, hiện nay quan điểm của Bộ Tài Chính và Chính phủ đã cởi mở hơn, điều này sẽ tháo gỡ một phần quan trọng của đáo hạn trái phiếu”, vị chuyên gia nêu.

Sửa chữa quy hoạch tổng…

___

xxx – npl

<Week …>

Adjustment…

Main events:

The Banking Association had held a conference to discuss solutions to support enterprises to develop production and business with the attendance of Deputy Governor of the State Bank Dao Minh Tu, Vietnam Banks Association (VNBA) and related agencies, departments, and sectors. Representatives of many banks suggested that the SBV took measures to support system liquidity through foreign currency swaps and long-term mortgage loans of valuable papers.

Speaking at the forum “Sustainable development of the real estate market“, Dr. Can Van Luc – Member of the National Monetary and Financial Policy Advisory Council, BIDV’s Chief Economist, said that the real estate market this year developed quite unusually, with a difference compared to the world and area Mr. Luc said that there were 4 main reasons for this difference. Specifically, the market had been adjusting very strongly after 3 years of hot growth; businesses and investors had used relatively high financial leverage; speculation and finally the crowd sentiment was still heavy.

EVN’s General Director spoke about a loss of more than 31,000 billion dong, for every kWh of electricity sold, the corporation lost 180 dong, due to the high price of fuel (coal, oil, gas) in the world. To ensure operation, EVN proposed to apply a market mechanism for electricity prices such as gasoline and oil.

Why were it affected:

At the conference, Mr. Nguyen Quoc Hung, General Secretary of VNBA, assessed that the bank’s interest rate level for businesses and residents was “still very high“, popular from 9-10% with a term of more than 12 months. Some banks had mobilized up to 11.5%. “This causes fierce competition for mobilization, creating instability for both depositors and borrowers,” commented VNBA Secretary General. The increase in deposit rates also increased the input costs of banks, narrowing the interest rate gap, affecting the implementation of policies to support businesses, making it difficult to reduce lending rates. This development had many reasons, including the fact that some small and medium-sized banks were forced to raise interest rates to a higher level than the common ground to retain customers. According to Mr. Hung, the overall liquidity of the whole system was not lacking. However, there was still “a lack of liquidity here and there and sometimes the mutual trust between credit institutions is not as good as before, leading to the interbank market sometimes being wobbled, even operating uninformed. transparent as before.

Dr. Can Van Luc had said that there were currently 6 issues that had a great impact on the real estate market, including: macroeconomics including growth, inflation, income, exchange rate had a very strong impact; legal issues and challenges in management; planning and infrastructure issues; financial factors: taxes and fees. Along with that, there were issues related to credit capital, capital from other capital channels; the issue of data information, market transparency and the last issue was related to supply and demand and buying and selling prices in the market. Recently, the Prime Minister directed to focus on 3 issues of capital, corporate bonds, and real estate market. At the same time, set up 3 working groups for these 3 groups of issues. Mr. Luc emphasized that these would be three main issues to focus on in the coming time. Regarding capital sources, Mr. Luc assessed, although credit capital last year still increased by 15%, poured into the real estate sector. However, there were two capital pressures when the first and second quarters of 2022 increase too quickly, leading to the third quarter having to “brake fast“. On the other hand, the capital demand of enterprises in the year was large, while the corporate bond channel did not develop and the issuance decreased, putting capital pressure on the banking system.

According to Mr. Tran Dinh Nhan – General Director of EVN, 2022 was a very difficult year for EVN and its member units. The group’s revenue in 2022 was estimated at VND 460.73 trillion, up 4.31% compared to 2021 and exceeding the year plan. The revenue of parent company EVN was estimated at VND 385.3 trillion, reaching 101% of the plan and increasing by 11.28% compared to 2021. The value of the whole group’s 2022 budget payment was estimated at VND 22,500 billion. However, due to fluctuations in world fuel prices, EVN’s electricity purchase costs increased very high, affecting production and business results in 2022, with an estimated loss of VND 31,360 billion. The parent company EVN suffered a loss due to objective reasons directly affected by the increase in input prices of fuel costs, and at the same time, EVN made provision for losses of subsidiaries. EVN had reported to the Government, the Committee for Management of State Capital at Enterprises and Ministries to adjust the electricity price in 2022 to be able to balance EVN’s finances in the coming years. “We achieved the output and revenue targets, but the business results were still at a loss. Currently, the price of imported coal has increased 6 times compared to the beginning of 2021 and increased 3 times compared to the beginning of 2022. This increase causes EVN’s cost to increase to VND 47,000 billion in 2022. Gas prices follow the increase in oil prices VND 5,500 billion. Currently, each kWh of electricity sold to EVN loses VND 180”, said Mr. Tran Dinh Nhan.

Key trends:

Proposing solutions at the conference, representatives of many banks asked the SBV to take measures to support system liquidity through foreign currency swaps (foreign currency SWAPs) and valuable paper backed loan (OMO). Discussing the proposals of banks, Mr. Nguyen Quoc Hung said that he had discussed with the Governor and the Governor completely agreed with the view on implementing SWAP to lend VND to banks with foreign currencies; even selling foreign currency, the State Bank was willing to buy. Noting the recommendation, a representative of the Monetary Policy Department said that recently, the SBV had added a 91-day term for OMO instruments, in addition to a 14-day term to support banks’ liquidity. With a term of 14 days, the SBV offered an interest rate of 6% with an appropriate volume; at 91-day term – this was a long term so the SBV would make an appropriate adjustment on the basis of system liquidity. With the foreign currency SWAP recommendation, the SBV was carefully studying it to apply it with the right time and dose with other tools to realize monetary policy goals.

However, up to now, foreign capital had been poured and real estate was still relatively good, about more than USD 4 billion. In which, more than USD 2 billion was M&A and nearly USD 2 billion was share capital. Assessing the capital structure for the real estate market this year, Mr. Luc said about VND 700,000 – 800,000 billion. Normally, bank capital accounted for 50%. But because other capital channels would not develop in 2023, bank capital would account for 70%, capital from the remaining channels would be 30%. Therefore, Dr. Can Van Luc suggested that the capital structure oughted to return to a more balanced state in the near future. Regarding the issue of corporate bonds, to deal with bonds maturing next year and next year, Mr. Luc said, he consulted China’s experience to come up with groups of solutions to this problem. Therefore, Dr. Can Van Luc proposed that the issuer negotiate with bondholders to delay debt. In addition, the amendment of Decree 156 of the Government on sanctioning of administrative violations in the field of securities and the stock market was an important step when allowing debt deferraled with bondholders.

EVN proposes to the Committee to officially confirmed that EVN’s loss was due to objective reasons. In 2023, if electricity retail prices were not adjusted, EVN would continue to suffer losses. To ensure the good implementation of the planned objectives and tasks in 2023 and the following years, EVN proposed the Committee for the Management of State Capital at Enterprises to continue reporting and recommending to the Prime Minister on the early application of the State Capital Management System regulated the market for electricity activities, promptly adjust electricity prices when input factors change. EVN proposed the Committee to direct the Vietnam Coal and Minerals Group to increase domestic coal mining to provide enough coal for thermal power plants. The Committee had a solution to reduce the price of coal sold for electricity production in accordance with the direction of the Prime Minister. At the Conference to implement Decision No. 1479 of the Prime Minister and the plan to mobilize resources of corporations and corporations to participate in activities and projects to contribute to the program of socio-economic recovery and development. At the meeting, EVN proposed to apply a market mechanism for electricity prices such as gasoline and oil.

What comes next:

Sharing at the conference, Standing Deputy Governor Dao Minh Tu also emphasized that this agency was always ready to provide adequate capital for the system. Any bank that had difficulty in liquidity would have a solution to support it through tools such as OMO, refinancing loans, and foreign currency SWAP. At the conference, the Association of Banks also said that it had held a meeting to call for unanimity in applying the deposit interest rate at the maximum term of 9.5%/year to stabilize the deposit interest rate, ensure ensure the liquidity of the banking system, especially in the last months of the year, on that basis, reducing costs in order to bring lending interest rates down to support businesses. The Banking Association also issued Official Letter No. 454/HHNH-PLNV dated December 9, 2022, to report to the Governor of the State Bank the results of the meeting and propose the Governor some solutions to support commercial banks related to financial, liquidity support from now until the end of the Lunar New Year 2023, and at the same time agreed on the deposit interest rate at maximum terms of 9.5%/year. Regarding lending interest rates, according to the Vietnam Banks Association, up to now, 16 banks had committed to reduce interest rates by an amount of about VND 3,500 billion, with the interest rate reduced from 0.5% to 3%/year.

Dr. Can Van Luc also suggested that he could consider exchanging money for goods, namely exchanging bonds for houses. However, Vietnam needed specific instructions on processes, procedures, as well as methods and prices… At the same time, it was allowed to issue new bonds, especially with a delay in some current tight conditions. On the business side, Mr. Luc suggested that restructuring oughted to be carried out, besides striving for due debts. If you couldn’t pay, you had to negotiate begging; at the same time accepted to cut losses, sell some assets and projects to have money to pay debts.

Risk signals:

It can be seen that the views of the Ministry of Finance and the Government are now more open, which will remove an important part of the bond’s maturity,” said the expert.

Repairing master plan…

xxx – npl

Văn – 03/202212: Thiên đạo

Dám hỏi tiên sinh (Lão Tử): “Thiên đạo là gì?

Lão Tử: “Tự nhiên vô vi, nhưng tự giác, gọi là Thiên Đạo;

Tự nhiên vô ngôn, nhưng tự hiểu, gọi là Thiên Đức…

Nếu người không bị ngoại vật quấy nhiễu cái tâm của mình thì sẽ thắng cả Thiên Hạ, tu tâm quảng đại.

Không coi phú quý là nhất, không coi trường thọ là vui, không coi sớm thệ là buồn, không coi thấu hiểu là vinh, không coi nghèo khổ là xấu, không coi thiên hạ và lợi ích có được là những thứ của bản thân, không coi thống trị thiên hạ là cách thức để chứng tỏ thân phận của bản thân.

Vạn vật đều có sinh tử giống nhau, tất cả là Thiên Đạo.

Một giáo sư kinh tế ở một trường đại học danh tiếng cho biết ông chưa từng đánh rớt sinh viên nào nhưng, đã từng đánh rớt hết cả một lớp học, chỉ vì học sinh lớp này kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không có ai giàu và cũng không có ai nghèo – và, đó là một xã hội công bằng tuyệt vời…

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp chúng ta sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó nhé. Từ này, tất cả các điểm sẽ được cộng lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau; vì thế, không ai bị rớt và cũng không ai được A* cả.

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức trung bình cho cả lớp là điểm B, những sinh viên siêng năng rất buồn, còn những sinh viên lười biếng thì rất vui mừng…

Qua bài kiểm tra thứ 2, điểm trung bình cho cả lớp tụt xuống D, không ai còn vui nữa cả; vì những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm chỉ thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học in ít thôi…

Đến bài kiểm tra thứ 3, điểm trung bình chỉ còn là F, mức điểm không hề tăng lên, mà còn nổ ra các cuộc cãi vã nghi ngờ và buộc tội lẫn nhau; tất cả mọi sinh viên đều khó chịu và tức giận, tất cả mọi người không ai còn muốn học để người khác có lợi cả…

Bài cuối cùng, tất cả họ đều rớt…

khiến ai cũng sửng sốt và ngỡ ngàng…

Vị giáo sư đã nói với họ: “thông qua kết quả của những bài kiểm tra, chúng ta có thể thấy dễ dàng được rằng kiểu xã hội công bằng mà các em đang mong muốn rất khó thành hiện thực… Vì dù ý tưởng rất hấp dẫn, nhưng khi đưa vào thực hành, chẳng ai còn có động lực muốn lao động và làm việc nữa.

Ông kết luận: “Không ai có thể làm cho người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không làm gì mà vẫn được hưởng, trong khi người phải làm thì lại không được hưởng đáng với công sức bỏ ra. Chính phủ cho không ai cái gì thì phải lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân loại thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có người khác làm cho, còn một nửa kia thì nghĩ rằng họ có làm kiệt xác cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác chiếm mất thì đó chính là khởi đầu cho sự kết thúc của mọi xã hội.

Chuyện Đông, chuyện Tây… nhưng, cũng không nằm ngoài “Thiên Đạo

___

NPL

614 từ

Bí ẩn đất đai

NPL, 12/2022

Trong một đề xuất nổi tiếng “Công bằng ruộng đất” của Thomas Paine trình lên Quốc hội Pháp năm 1795, ông đã đưa ra nhận định “đất chưa khai hoang” chỉ chiếm khoảng 1/10 tài sản quốc gia, tức là chỉnh nhỉnh hơn 50% thu nhập quốc gia trong một năm vào lúc đó.

Thật khó để có thể xác định tỷ lệ bao nhiêu trong giá trị đất là “giá trị đất thuần [túy]” trước khi con người khai hoang và tỷ lệ bao nhiêu là giá trị đầu tư và cải thiện của bàn tay con người qua nhiều thế kỷ (bao gồm: khai hoang, thủy lợi, đắp đất, rào dậu…) trong bối cảnh đánh giá đất nông nghiệp trong một xã hội nông nghiệp truyền thống. Cụ thể,

xem ra rất khó có thể so sánh được một cách chính xác giá trị của đất thuần [túy] từ thời xa xưa và cả thời nay. Vấn đề của ngày nay chính là đất đô thị và đất nông nghiệp, giá trị của nó đóng góp vào nền kinh tế. So với đất nông nghiệp thuần túy nhiều thế kỷ trước đã là rất khó thì ngày nay xác định giá trị của đất cũng chẳng dễ dàng gì, bởi lẽ, giá trị đó phải tách biệt với nhà xưởng và công trình xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng và các hạng mục cải thiện khác cần thiết để làm cho đất đai trở nên hấp dẫn hơn.

Nói một cách khác, sự gia tăng tỷ lệ sở hữu/thu nhập không thể giải thích được sự gia tăng giá trị đất đô thị thuần túy, vì:

  • Tuy có thể giải thích sự gia tăng tổng giá trị tài sản, nhất là trong bất động sản bằng hiện tượng tích lũy dòng tiết kiệm và đầu tư (đặc biệt tại các nước giàu có và phát triển), nhưng rõ ràng cũng không thể phủ nhận hiện tượng tăng giá bất động sản là do gắn liền với sự tập trung dân số ở những vùng cụ thể, các thành phố lớn. Tuy nhiên, cũng phải chấp nhận sự bù trừ qua lại của những vùng nhất định, giữa những nơi trù phú và những nơi trở nên kém hấp dẫn hơn, các khu dân cư cũ đã  xuống cấp, thành phố nhỏ ở xa…
  • Tuy sự gia tăng giá trị đất thuần túy xem ra không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ tài sản/thu nhập, nhưng không có nghĩa là tương lai sẽ luôn tiếp tục như vậy khi, về lý thuyết, không có gì đảm bảo cho sự ổn định dài hạn của giá đất, và mọi tài nguyên thiên nhiên thì lại càng không thể đảm bảo cho gia tăng giá trị…

Thời kỳ phong kiến tới thuộc địa:

Các quan hệ về đất đai bất cứ ở đâu và lúc nào cũng mang tính lịch sử – xã hội một cách sâu sắc. Suốt thời gian lịch sử lâu dài xây dựng đất nước, từ đời Vua Hùng lấy tên nước là Văn Lang đặt kinh đô ở miền núi Phong Châu (Phú Thọ), đến thời An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, dời đô về miền đồng bằng Cổ Loa (Hà Nội) người Việt cổ vẫn không dời bỏ việc khai thác sản phẩm tự nhiên qua việc săn bắt, hái lượm; nhưng, cũng đã dần dần tập trung sức lực nhiều hơn vào việc làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi và làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn sơ chứng minh qua các di tích khảo cổ thời kỳ này.

Lại trải qua ngàn năm bắc thuộc, trong thời kỳ có Nhà nước phong kiến, chế độ sở hữu ruộng đất ở nước ta dần dần hình thành và được coi như bắt đầu thực hiện dần có quy củ theo pháp luật, cùng với thiết chế làng xã có hệ thống hoàn chỉnh. Theo lịch sử, chính Vua Lê Đại Hành là vị Vua đầu tiên tổ chức lễ (tịch điền); nhà Tiền Lê đã rất chú ý những công trình thủy lợi như vét sông, đào kênh mương, giao thông, khai phá đất hoang, mở mang nông nghiệp…

Chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Phong kiến cho đến Cách mạng tháng 8/1945 theo ba hình thức: Chế độ ruộng đất Nhà nước, chế độ ruộng đất công làng xã và chế độ ruộng đất tư. Từ thời Lý – Trần, với quan niệm “đất Vua, chùa làng”, đương nhiên tồn tại phép nước tối cao của các triều đại về đất đai, sông, biển, tài nguyên thuộc lãnh thổ Quốc gia là quyền sở hữu thống trị của nhà Vua, đại diện cho Nhà nước phong kiến. Trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao với toàn bộ đất đai cả nước, các triều đại vẫn cho phép nhân dân sử dụng đất đai, rừng núi, khai khẩn đất hoang để làm ruộng công điền làng xã hay tư điền của dân, theo:

Chế độ ruộng đất Nhà nước: Bao gồm phần ruộng đất do Nhà nước Trung ương sở hữu và trực tiếp quản lý gồm các loại như ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, ruộng quan điền, quan trại, ruộng đồn điền. Ruộng tịch điền thường được chọn nơi ruộng công đất tốt giao cho dân địa phương cày cấy theo nghĩa vụ lao dịch, ruộng tịch điền lấy từ ruộng công, cả một phần ruộng tư và được Nhà nước đền tiền và miễn thuế, khi thu hoạch dùng vào việc thờ cúng nơi tôn miếu Nhà Vua. Ruộng quốc khố, quan điền, quan trại đó là những phần ruộng đất do Nhà nước quản lý và sở hữu, có định mức thuế, lấy quy hoạch trữ vào công khố Nhà nước, sử dụng vào việc công. Ruộng đồn điền thuộc sở hữu Nhà nước nhưng quan hệ sử dụng khác nhau, triều đình tuyển mộ lính và dân một cách cưỡng bức, mức độ bóc lột rất nặng nề nên phu các đồn điền thường bỏ trốn. Chế độ đồn điền tồn tại lâu dài ở nhiều hình thức công, tư khác nhau cho tới khi Cách Mạng thành công, Nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất.

Chế độ ruộng  đất công làng xã: Chế độ ruộng đất này xuất hiện đã từ rất lâu, là cơ sở vật chất có tính cộng đồng các làng xã. Tuy cũng thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng do làng xã quản lý, Nhà nước giao phần lớn đất công cho làng xã quản lý, phân bổ nộp thuế. Nhà nước cấm cầm bán ruộng đất công. Cách quản lý và phân chia đất công rất đa dạng, làng nào quản lý đất công của làng ấy. Nhà nước chưa bao giờ đem ruộng đất công của làng này cấp cho làng khác. Chia ruộng đất công là một việc làm rất phức tạp. Số người được chia ruộng gồm nhiều loại khác nhau theo 3 hạng: nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng mà liệu đem chia cấp, phải có chỗ tốt, chỗ xấu cùng san xẻ, không được lấy ngôi trên để chiếm hết ruộng đất. Trước khi đem chia, hầu như làng nào cũng giành riêng một phần ruộng đất công để dùng chi tiêu vào việc công cộng.

Chế độ ruộng đất tư: Ruộng đất tư ở nước ta chủ yếu tập trung trong tay tầng lớp địa chủ vì thế địa chủ phát triển với xu thế mạnh, gây lên sự bần cùng hoá của hàng loạt nông dân nghèo. Ruộng đất tư gồm nhiều loại. Trước hết loại “bản thân điền thổ” là ruộng tư của thôn xã từ nhiều hình thức chuyển nhượng mà hình thành, có toàn quyền mua bán, sử dụng. Một loại ruộng tương tự như ruộng hậu, ruộng hương hoả, ruộng giỗ…là ruộng của tư nhân giao cho một hộ hay một hội sử dụng. Ruộng chùa hay ruộng “tam bảo” thuộc quyền sở hữu của nhà chùa. Bộ phận chính của ruộng đất tư nói chung là ruộng tư điền trong tay các cá nhân chịu thuế theo lệ ruộng đất tư. Người có công khai hoang có thể được từ một nửa đến toàn bộ diện tích khai phá nhận làm ruộng đất tư hữu.

Trong chế độ ruộng đất tư có chính sách tô và thuế. Tô là phần sản phẩm thặng dư nộp toàn bộ cho người sở hữu ruộng đất. Thuế là nghĩa vụ đóng góp của người nông dân cho Nhà nước. Trên phạm vi cả nước, đến cuối thế kỷ 19 có 2 hình thức chiếm đoạt địa tô là phát canh thu tô và cày mướn hay cho thuê.

Do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế lạc hậu nên luật dân sự thời kỳ nhà Nguyễn kém phát triển và lệ thuộc nhiều vào luật của Đại Thanh. Do vậy, các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai (mua, bán, vay, thuê, mượn đất) trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) năm 1815 quy định rất hạn chế, không cụ thể như Quốc triều hình luật. Tuy nhiên, thông qua những quy định tản mát vẫn có thể thấy thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm hợp đồng, trong đó bao gồm hợp đồng về bất động sản, như: nghiêm cấm con cháu bán trộm ruộng đất, tài sản của ông bà, cha mẹ; cấm giả mạo giấy tờ (văn tự) để đem một phần ruộng đất bán cho cả 02 nơi… Những hành vi trên đều bị xử phạt như tội ăn trộm (tùy theo loại ruộng đất cụ thể). Ngoài ra, lịch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam ghi nhận bộ hồ sơ đất đai lâu đời nhất còn lưu giữ tại một số địa phương ở Bắc bộ và Trung bộ ở nước ta chính là hệ thống Sổ địa bạ thời Gia Long (1805), còn ở Nam bộ là Sổ địa bộ thời Minh Mạng (1836). Hiện nay, nước ta đang lưu giữ 11.000 quyển địa bạ thời kỳ lịch sử này. Công trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mô toàn quốc của Nhà Nguyễn là công trình to lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là nguồn tư liệu lịch sử quý giá của Quốc gia.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị chia thành 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ), gắn với 03 Bộ luật Dân sự (Bộ Dân luật giản yếu năm 1883, Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật năm 1939). Cùng với việc thiết lập hệ thống cai trị, chính quyền thực dân đã triển khai các quy định về việc đăng ký bất động sản (bao gồm ruộng đất và những bất động sản khác). Thực dân Pháp đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc được triển khai khắp lãnh thổ để phục vụ việc thu thuế và quản lý đất đai. Tuy nhiên, do chính sách cai trị của thực dân nên trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ điền địa khác nhau. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Toàn quyền Đông Dương đã ra các Huấn thị ngày 12/2/1927 và ngày 07/6/1927 về việc áp dụng Sắc lệnh Điền thổ ngày 21/7/1925; theo Điều 316 Sắc lệnh điền thổ năm 1925 thì “sự hành xử tự do và yên ổn các vật quyền đối với bất động sản, cùng những quyền đối nhân thiết lập trên bất động sản được bảo đảm cho tư nhân và tập thể thủ đắc những quyền đấy, với điều kiện là sự hiện hữu các quyền đó được thông báo cho đệ tam nhân biết bằng sự công bố vào sổ điền thổ và chỉ từ ngày và trong giới hạn mà sự công bố đã được thực hành”. Ngoài ra, theo Điều 362 của Sắc lệnh nêu trên thì “bằng khoán điền thổ là bằng chứng duy nhất và tuyệt đối về quyền sở hữu đất và người đứng tên trên Bằng khoán là chủ sở hữu được pháp luật thừa nhận một cách không thể đảo ngược”. Thông qua hệ thống đăng ký bất động sản, chính quyền cai trị của thực dân Pháp đã kiểm soát được các biến động pháp lý và vật lý của thửa đất, từ đó làm cơ sở cho việc quản lý xã hội, triển khai chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa, phục vụ chính quốc.

Suốt thời kỳ Pháp thuộc mỗi làng chỉ có một trưởng bản quản lý việc lưu trữ hồ sơ có nề nếp, quản lý ruộng đất đã khá chặt chẽ…

Thời kỳ bao cấp

Kể từ khi Cách mạng thành công,

Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “quyền tư hữu tài sản của công dân được đảm bảo”. Bằng Sắc lệnh số 41 ngày 03/10/1945 của Chủ tịch nước, cơ quan quản lý đất đai của Phủ toàn quyền Đông Dương (Sở Trước bạ – Văn tự – Quản thủ điền thổ và thuế trực thu) được Bộ Tài chính tiếp nhận. Sau đó, ngành Địa chính được thiết lập (Sắc lệnh số 75 ngày 29/5/1946) với tên gọi là Nha Trước bạ – Công sản – Điền thổ.

Trước những đòi hỏi của sự nghiệp Cách mạng, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất vào năm 1953 với mục tiêu đảm bảo “người cày có ruộng” và Nhà nước đã ghi nhận phạm vi quyền năng của người sở hữu ruộng đất (chia gia tài, cầm, bán, cho…), mặc dù đó mới chỉ là những quy định sơ khai, chưa có những quy phạm hướng dẫn cách thức thực hiện quyền năng đó. Trong giai đoạn này (1953 – 1958), Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính, hệ thống các cơ quan địa chính thuộc Ủy ban hành chính các cấp, với nhiệm vụ bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 ghi nhận và bảo vệ 3 hình thức sở hữu đất đai là: Sở hữu của nhà nước (sở hữu toàn dân), sở hữu hợp tác xã (sở hữu tập thể) và sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư bản dân tộc (sở hữu tư nhân). Trong giai đoạn này, ở miền Bắc thì nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, bệnh viện… được xác định như là những công trình phúc lợi xã hội và Nhà nước đầu tư từ ngân sách để phục vụ nhân dân. Việc tạo lập bất động sản nói chung, công trình xây dựng nói riêng trong giai đoạn này chủ yếu do Nhà nước thực hiện và không quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với bất động sản. Về tổ chức, do sự phát triển của quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập theo Nghị định số 70-CP ngày 09/12/1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09/12/1960 của Hội đồng Bộ trưởng, chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp. Đánh giá về giai đoạn này, hoạt động chủ yếu của hệ thống quản lý đất đai là tổ chức các cuộc điều tra nhanh về đất nông nghiệp để giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ diện tích, phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương châm kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp – hợp tác xã, tính thuế ruộng đất.

Từ khởi đầu hợp tác hoá nông nghiệp năm 1958 ở miền Bắc và năm 1976 ở miền Nam đến cuối năm 1980, nét đặc trưng bao trùm về quan hệ ruộng đất là tập thể hoá với quy mô ngày càng rộng lớn. Theo mô hình hợp tác xã tập thể hoá triệt để ruộng đất, vai trò kinh tế của hộ nông dân không được phát huy, lao động tách ra khỏi ruộng đất và sản phẩm cuối cùng. Kinh tế tập thể sa sút, kinh tế quốc doanh nông lâm nghiệp cũng trì trệ, trong khi phần đất phần trăm nhỏ bé giao cho hộ gia đình làm kinh tế phụ lại tạo ra thu nhập khá cao.

Thời kỳ từ những năm 1980 đến nay có nhiều thay đổi sâu sắc về quan hệ đất đai trong cả nước. Những nội dung với mốc thời gian đáng ghi nhớ là: Hiến pháp năm 1980; Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng tháng 1/1981; Luật Đất đai năm 1988, Hiến pháp năm 1992; Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai tháng 12/1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai tháng 9/2001; Luật Đất đai năm 2003.

Lại nói, ở miền Bắc sau cách mạng tháng 8/1945 các Ty, Sở Địa chính được sát nhập vào Bộ Canh nông. Ngày 18/6/1949, thành lập nha Địa chính trong Bộ Tài chính và tập trung làm thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến. Ngày 3/5/1958, có Chỉ thị số 334/ TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính. Ngày 9/12/1960, Nghị định số 70/CP chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi tên là Vụ Quản lý Ruộng đất. Từ năm 1966 cho đến tháng 4/1979, qua 3 lần thay đổi tổ chức ngành Quản lý Ruộng đất. Ngày 9/11/1979, Chính phủ có Nghị định số 404/CP thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc HĐBT, sau đó sáp nhập với Cục đo đạc và Bản dồ Nhà nước, đổi tên là Tổng cục Địa chính. Ngày 11/11/2002 Chính phủ có Nghị định số 91/2002/NĐ-CP thành lập Bộ Tài nguyên & Môi trường trực thuộc Chính phủ trong đó có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực đất đai; môi trường, khoáng sản, nước, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ.

Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, Chính phủ đã có Quyết định số 201/CP ngày 01/8/1980 quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình sở hữu vào sổ địa chính của nhà nước. Ủy ban nhân dân phải kiểm tra việc khai báo này. Sau khi kê khai và đăng ký, tổ chức, cá nhân nào được xác nhận là quản lý, sử dụng hợp pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Với Quyết định đó, người sử dụng đất phải thực hiện việc đăng ký vào Sổ địa chính và thống kê đăng ký đất đai là một trong những nội dung của quản lý nhà nước. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được quy định như một chứng thư pháp lý có ý nhĩa trong việc xác định quyền năng của người sử dụng đất và là chứng cứ để nhà nước bảo vệ người sử dụng đất trong trường hợp phát sinh tranh chấp về đất đai. Để tăng cường công tác quản lý đất đai, theo Nghị quyết số 548/NQQH ngày 24/5/1979 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập, gắn với 3 cấp hành chính ở địa phương là cơ quan quản lý ruộng đất. Trong thời kỳ này, kinh tế đất nước được xây dựng theo hình thái “kế hoạch hoá tập trung”, pháp luật chưa công nhận việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, do vậy thị trường bất động sản chưa có môi trường pháp lý để hình thành. Chính sách về đất đai và nhà ở thời kỳ này vẫn mang nặng tính chất phân phối, cấp phát.

Thời kỳ đổi mới, mở cửa

Với đường lối Đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (12/1986), Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 1987 – Đạo luật đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ về đất đai phát triển trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, góp phần phục vụ sự nghiệp Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Sau khi có Luật Đất đai năm 1987, Nhà nước ta đã ban hành Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2001, Luật Đất đai năm 2003 và gần đây nhất là Luật Đất đai năm 2013 với những quy định ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn, cụ thể như:

Theo quy định của Luật Đất đai năm 1987 thì người sử dụng đất phải xin đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời “người được thừa kế nhà ở hoặc chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó” (Điều 19). Luật Đất đai năm 1993 cụ thể hóa chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước với việc đề ra 04 điểm mới cơ bản là:

  • Quyền sử dụng đất được chấp nhận cho chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp;
  • Người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất, và
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất.

Thể chế hoá Điều 58 của Hiến pháp năm 1992, Điều 2 của Pháp lệnh nhà ở năm 1991 và Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, lần đầu tiên một loại công trình xây dựng được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Mặc dù, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữư chỉ áp dụng với nhà ở tại đô thị, song với quy định tại Nghị định số 60/CP, Nhà nước ta đã đảm bảo bằng chứng thư đối với quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản là nhà ở tại đô thị.

Với tinh thần “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Luật Đất đai năm 2003 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành,  quyền sử dụng đất bắt buộc phải đăng ký, còn các loại tài sản gắn liền với đất  (gồm: Nhà ở, công trình vật kiến trúc, cây rừng, cây lâu năm) được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chủ sở hữu có yêu cầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc ban hành Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng (hay Nghị định số 95/2005/NĐ-CP), trên thực tế đã tồn tại nhiều loại giấy chứng nhận, nhiều cơ quan có thẩm quyền đăng ký và nhiều loại hồ sơ, thủ tục đăng ký khác nhau. Tình trạng này chỉ chấm dứt khi Quốc hội khóa XII thông qua Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009 với thay đổi quan trọng là thống nhất chỉ cấp 01 loại giấy chứng nhận, một cơ quan có thẩm quyền đăng ký và 01 cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Giai đoạn 2010 – 2020

Năm 2010, trong Báo cáo Phát triển Việt Nam với tiêu đề “Thể chế hiện đại”, Ngân hàng Thế giới cho rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay dựa chủ yếu vào vốn đầu tư, có sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức trung bình nhưng hầu như không quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là nguyên nhân khiến hiệu suất sử dụng các nguồn lực thấp và hiệu suất tăng trưởng không cao. Có thể thấy, từ thời phong kiến cổ đại tới thời kỳ mở cửa, việc xác định giá trị của đất đai gần như chưa bao giờ được thực hiện, người ta chỉ đo đếm để theo dõi mà thôi; đất đai là để Nhà nước cấp và quản lý… Ngân hàng Thế giới do đó, đã khuyến nghị Việt Nam nên thay đổi mô hình tăng trưởng, nên dịch chuyển tập chung vào nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ và tăng hiệu suất sử dụng các nguồn lực.

Cụ thể hơn, trong báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035 (năm 2016), Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra ba trụ cột cải cách mà Việt Nam phải thực hiện để hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, đó là: nâng cao hiệu suất và năng suất, tạo công bằng xã hội và thực hiện quản trị tốt. Những khuyến nghị này đã và đang có tác động đáng kể tới quyết định đổi mới mô hình tăng trưởng của Nhà nước Việt Nam; trong đó, năm 2013, Quyết định 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập lần đầu tiên các chính sách hướng tới đổi mới mô hình tăng trưởng quốc gia khi phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.

Liên quan đến đất đai, có ba vấn đề chính rất đáng quan tâm.

  • Thứ nhất, quá trình chuyển dịch đã tạo thuận lợi cho việc vận hành thị trường quyền sử dụng đất. Điều này thể hiện cụ thể trong hoàn chỉnh các cơ chế chuyển dịch đất đai, gồm:
    • Chuyển dịch đất đai bắt buộc thông qua quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hay còn gọi là thị trường sơ cấp giữa Nhà nước và người sử dụng đất;
    • Chuyển dịch đất đai tự nguyện thông qua quan hệ thị trường giữa bên cần đất và bên đang sử dụng đất, hay còn gọi là thị trường thứ cấp giữa những người sử dụng đất.
  • Thứ hai, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hiện trạng sử dụng đất quốc gia, khung pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất rừng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Xu hướng chính là đảm bảo chuyển dịch đất đai theo hướng tạo hiệu quả cao trong tích tụ, tập trung đất đai nhằm phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp cao, tái cấu trúc quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nhằm tạo ra các nông sản đặc trưng của Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
  • Thứ ba, thúc đẩy quá trình hoàn chỉnh công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tích hợp các loại quy hoạch khác nhằm tạo hiệu quả cao trong việc xác định các kịch bản phát triển đạt hiệu suất và hiệu quả cao, thể hiện chức năng dẫn đường cho phát triển của Nhà nước gắn với động lực phát triển của kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, theo quan sát thực tiễn, xu hướng chuyển dịch đất đai với mục tiêu từ sử dụng đất hiệu quả thấp sang sử dụng hiệu quả cao đã và đang đối mặt với khá nhiều thách thức và rủi ro. Vấn đề đất đai xưa nay luôn phức tạp và nhạy cảm bởi liên quan đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, kinh tế và môi trường. Các quyết định liên quan đến đất đai đều tiềm ẩn các rủi ro và bất ổn xã hội thông qua việc làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích khác nhau – việc lấy đất từ người đang sử dụng được đánh giá là thiếu hiệu quả về mặt sinh lợi kinh tế tổng thể nhưng lại là sinh kế chính, để chuyển đổi sang mục đích sử dụng hiệu quả cao hơn, dẫn tới các xung đột lợi ích gay gắt giữa một nhóm lớn người mất đất và một nhóm nhỏ người được đất. Bên cạnh đó, trong tổng thể sử dụng đất đai, không phải mục đích nào cũng có thể mang lại lợi ích sinh lời và phát triển kinh tế mà còn các lợi ích công khác như quốc phòng, an ninh, hay an sinh xã hội… nên,

trong quá trình chuyển đổi, nếu các lợi ích kinh tế được tuyệt đối hóa, ưu tiên hơn thì cũng sẽ dẫn tới những xung đột lợi ích công-tư hay các lợi ích công chưa thể lượng hóa đầy đủ sẽ không thể cạnh trạnh được với các lợi ích kinh tế hiện hữu trước mắt.

Về nguyên tắc, chuyển dịch đất đai có sinh lợi phải tạo hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với hiện trạng sử dụng. Từ hiệu quả sử dụng cao hơn này, người có đất có nghĩa vụ chia sẻ lợi ích từ sử dụng đất với những người mất đất. Trước đây, phần lớn mối quan tâm chỉ tập chung đến việc chuẩn bị đủ đất để đáp ứng cho các dự án đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư cũng như hiệu suất sử dụng đất của các dự án này lại chưa bao giờ được tính toán tới. Điều này dẫn tới hiện trạng sử dụng đất lãng phí, hiệu quả thấp xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Hiện nay, các khiếu nại về đất đai theo thống kế luôn chiếm tới 70% tổng lượng khiếu nại của người dân trên tất cả các lĩnh vực.

Theo Luật Đất đai 1993, Nhà nước thu hồi đất để giao cho tất cả các dự án đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được coi là lợi ích quốc gia. Luật Đất đai 2003 đã phần nào hạn chế việc Nhà nước thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế nhưng mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng chuyển dịch đất đai bắt buộc với cơ chế thu hồi theo quy hoạch để đưa đất ra đấu giá, do đó, gần như không còn được khuyến khích và chỉ áp dụng đối với những dự án có đầu tư hạ tầng sử dụng chung như khu kinh tế, khu công nghiệp, v.v, còn các dự án loại khác đều phải áp dụng theo cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế, dù chuyển dịch đất đai tự nguyện đạt được đồng thuận, không có xung đột lợi ích, nhưng nhà đầu tư cũng không bao giờ có thể đảm bảo thương thảo thành công với 100% những người đang sử dụng đất. Quá trình thương thảo thành công nhất cũng chỉ đạt khoảng 70-80%, còn lại hầu hết đòi trao đổi với giá đất mà nhà đầu tư không thể chấp nhận. Thực trạng này làm cho các nhà đầu tư không muốn thực hiện chuyển dịch đất đai tự nguyện mà luôn tìm cách “lách” để được áp dụng cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc.

Việt Nam đã trải qua bốn Luật Đất đai, không kể tới rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay cũng đang trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, việc chuyển dịch đất đai vẫn thực hiện theo hai phương thức chuyển dịch, hoặc bắt buộc trong thị trường sơ cấp dựa trên quyền lực thu hồi đất của Nhà nước, hoặc là tự nguyện dựa trên thỏa thuận giữa người đang sử dụng đất và người có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quan hệ thị trường. Cả hai phương thức chuyển dịch này, như đã phân tích trên đây đều mang tính cực đoan, đều có nhược điểm rất lớn mang tính bất khả thi trên thực tế.

Kể từ 2013, chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng đã khiến việc nhìn nhận lại nhiệm vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp được đặt ra như một trọng tâm.

Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển khá mạnh sau khi Nhà nước thực hiện chính sách giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài. Động lực cho phát triển nông nghiệp được hình thành từ giải phóng sức sản xuất của hộ gia đình, cá nhân nông dân. Sự thực, đến nay động lực này đã cạn dần và kinh tế nông nghiệp cần có động lực mới để phát triển. Đó chính là động lực từ quy mô sản xuất lớn, công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo nét đặc biệt cho nông sản Việt. Trong lĩnh vực này, thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất giữa nhà nước và người sử dụng đất được coi như không còn hoạt động. Theo quy định của pháp luật đất đai từ 2004 cho tới nay, Nhà nước không có quyền thu hồi đất nông nghiệp của hộ nông dân để giao cho doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp. Mọi chuyển dịch đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp đều dựa trên thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất tại khu vực nông thôn, gần như mọi giao dịch đất đai không được đăng ký chính thức và thực hiện theo các thủ tục hành chính về quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Lý do chính là nông dân cho rằng phí chuyển quyền khá cao, không phù hợp với giá trị đất nông nghiệp vốn rất thấp; nông dân cũng cho rằng thủ tục quá phức tạp và phải đi lại khá xa để thực hiện. Tại các vùng nông thôn, gần như mọi thủ tục về giao dịch đất đai đều thực hiện trong khu vực phi chính thức, coi như thị trường thứ cấp cũng rất yếu kém.

Thực tế, Nhà nước đã có chủ trương thực hiện tích tụ và tập trung đất đai, bắt đầu bằng chính sách dồn điền, đổi thửa từ 1994, sau đó là các mô hình hợp tác xã kiểu mới, trang trại hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình, mô hình cánh đồng lớn hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân, doanh nghiệp thuê đất của các hộ nông dân, các hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp được triển khai ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, mức độ tích tụ và tập trung đất đai dưới hình thức trang trại chưa lớn, kích cỡ các trang trại nông nghiệp cũng chỉ chủ yếu từ 2 ha trở xuống. Bên cạnh hình thức trang trại hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, hợp tác xã kiểu mới như kinh nghiệm của các nước phát triển, Chính phủ đang có chính sách tích tụ và tập trung đất đai dựa trên mối quan hệ sản xuất hợp tác giữa doanh nghiệp nông nghiệp với các hộ nông dân theo hình thức hợp tác sản xuất. Cụ thể, doanh nghiệp thuê đất trực tiếp của nông dân hoặc thông qua chính quyền, nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, doanh  nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất của nông dân. Các hình thức này cũng mới ở tình trạng thử nghiệm, chưa có những tổng kết để khẳng định hiệu quả phát triển kinh tế cũng như bảo đảm bền vững xã hội. Trên thực tế, tại nhiều địa phương như vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, tình trạng các hộ nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Có đất bỏ hoang nhưng không tham gia tập trung đất đai vì e ngại rủi ro mất đất (bị thu hồi). Nhà nước cũng chưa tổng kết lại các mô hình tích tụ, tập trung đất đai để đưa ra chính sách, hoàn chỉnh khung pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp.

Đối với đất lâm nghiệp, thị trường quyền sử dụng đất lâm nghiệp đã được quy định rất cụ thể trong Luật Lâm nghiệp 2017, trong đó yếu tố thị trường bị bó hẹp khá nhiều so với đất sản xuất nông nghiệp. Trong thị trường quyền sử dụng đất, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê rừng gắn với đất có rừng đều không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn đối với rừng, không chỉ đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà còn áp dụng đối với cả rừng sản xuất là rừng trồng. Các quyền giao dịch nói trên đối với rừng chỉ được thực hiện trong trường hợp Nhà nước giao, cho thuê đất để trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân mà vốn trồng rừng thuộc tư nhân đó. Như vậy, đối với đất lâm nghiệp, thị trường sơ cấp đóng vai trò chủ đạo thông qua cơ chế Nhà nước giao, cho thuê đất có rừng, đất để trồng rừng và người được giao phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Khi chủ rừng vi phạm pháp luật ở các mức cụ thể theo quy định hoặc tự nguyện trả lại đất và rừng thì Nhà nước quyết định thu hồi. Đối với thị trường thứ cấp, kết hợp với các quy định của pháp luật đất đai, chỉ có hộ gia đình, cá nhân được thực hiện đầy đủ các quyền giao dịch đối với đất và rừng trong trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê đất để trồng rừng sản xuất mà vốn trồng rừng là vốn của chủ rừng. Từ đó cho thấy, thị trường thứ cấp bị bó hẹp khá nhiều so với pháp luật đất đai.

Ở các nước phát triển, thường chỉ có ba loại quy hoạch:

  • một là quy hoạch sử dụng đất thể hiện không gian đất đai được phân vùng đáp ứng cho tất cả các nhu cầu phát triển;
  • hai là quy hoạch vùng bao gồm quy hoạch nông thôn, các khu chức năng như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…, và
  • ba là quy hoạch đô thị được coi là quy hoạch chi tiết sau khi quy hoạch sử dụng đất theo phân vùng đã được quyết định.

Như vậy, phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành chỉ bao gồm một số chỉ tiêu định hướng cần đạt được, quy hoạch sử dụng đất làm nhiệm vụ thể hiện trên không gian mặt đất nhằm đáp ứng được định hướng phát triển đó. Tiếp theo, quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị làm nhiệm vụ cụ thể hóa từng vùng không gian phát triển.

Theo tổng kết đánh giá để xây dựng Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) do Bộ TN&MT thực hiện cho thấy, giai đoạn 2011 -2020, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai, được triển khai đồng bộ ở các cấp, đặc biệt là kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và là căn cứ quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

Tuy đã được đánh giá là khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể, nguồn thu từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) cho ngân sách đã tăng đáng kể qua các năm, cụ thể: năm 2013 là 63.681 tỷ đồng; năm 2014 là 69.580 tỷ đồng; năm 2015 là 102.045 tỷ đồng; năm 2016 là 145.801 tỷ đồng; năm 2017 là 185.957 tỷ đồng; năm 2018 là 217.699 tỷ đồng; năm 2019 là 232.689 tỷ đồng; năm 2020 là 254.854 tỷ đồng, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, đảm bảo ổn định xã hội với nguồn thu từ đất chiếm 12% – 15% thu ngân sách nội địa hàng năm… Nhưng,

một thực tế tồn tại là quy hoạch ở Việt Nam chưa phù hợp với chuẩn mực [quốc tế] kỹ thuật và chính chất lượng quy hoạch; nói cách khác, yếu tố kỹ thuật trong quy hoạch của Việt Nam chưa trở thành nền tảng cơ sở để quy hoạch trở thành một kịch bản dẫn đường cho phát triển. Bên cạnh đó, cơ chế điều chỉnh quy hoạch thiếu chuẩn mực, chồng tréo dẫn đến quy hoạch thực tế đôi khi không phải vì mục đích phát triển chung mà hình thành vì những lợi ích riêng; điều này dẫn tới thực trạng là Nhà nước chưa đảm bảo chức năng dẫn đường cho phát triển. Trên thực tế, lợi ích tư nhân đang có xu hướng dẫn đường cho phát triển, đặc biệt, khi quy hoạch của nhà nước bị ảnh hưởng từ các lợi ích tư nhân.

Tính đến hết tháng 5/2017, Việt Nam, một đất nước thuần nông nghiệp, có 325 khu công nghiệp (bao gồm cả khu công nghiệp, khu chế xuất) và 3 đặc khu kinh tế. Đến nay, cuối 2022, số khu công nghiệp thực tế đã công bố là 406, trong đó 361 dự án nằm ngoài khu kinh tế, 37 dự án thuộc các khu kinh tế và 8 dự án điện công nghiệp khác nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đạt 70,9%, tương đương với mức cuối năm 2020. Nhưng, chỉ có một số ít trường hợp đất nông nghiệp chuyển đổi quy mô lớn được giao cho nhà đầu tư nước ngoài; còn lại doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và quản lý hơn 2,8 triệu ha đất nông nghiệp và đất rừng.

Để phần nào khắc phục những hạn chế hiện tại, dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) sẽ thực hiện theo phương pháp tiếp cận hai chiều (vĩ mô và vi mô) với sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương; các đối tượng của quy hoạch sử dụng đất được đặt trong mối quan hệ tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực của nhiều yếu tố tác động đến việc sử dụng đất. Cụ thể, nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên, thổ nhưỡng,… làm cơ sở phân vùng các khu vực để quy hoạch bố trí sử dụng đất sử dụng đất phát triển bền vững; phân tích xu hướng biến động của các loại đất trong thời kỳ 2011 – 2020 và xa hơn làm cơ sở dự báo nhu cầu đất đai; đồng thời là căn cứ để xác định nhu cầu sát với điều kiện thực tiễn của các địa phương, tuy nhiên trong đó vẫn xem xét tiêu chí linh hoạt điều chỉnh giữa các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn mà vẫn đảm bảo chỉ tiêu tổng thể quốc gia.

Số liệu thống kê gần đây cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nông nghiệp; cụ thể, vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005-2010); cùng với đó là sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác, gồm: xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội… Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức trọng yếu đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách.

Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội – một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển xã hội mà đề cập ở phần đầu bài viết. Khi diện tích đất chưa sử dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất trong khu vực nông nghiệp cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thay đổi về cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương này.

Thu nhập từ đất đai đối với nền kinh tế

Theo Bộ Tài chính, năm 2013 tổng thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, trong đó có thu từ hoạt động đấu giá đất, của 63 tỉnh thành trên cả nước đạt gần 63,7 ngàn tỉ đồng, chiếm khoảng 7,8% tổng thu ngân sách cả nước. Đến năm 2018, tổng nguồn thu từ đất đai trên cả nước đã lên tới gần 218,7 ngàn tỉ đồng, chiếm 16,58% tổng thu ngân sách nhà nước. Như vậy sau 5 năm, nguồn thu từ đất đai trên cả nước đã tăng khoảng 3 – 4 lần và tỉ lệ thu từ đất đai trong tổng thu ngân sách nhà nước cũng tăng hơn 2 lần. Tỉ lệ nguồn thu đất đai trong tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2019-2021 lần lượt là 16,49%, 16,85%, và giảm xuống 15% vào năm 2021, cụ thể, số thu ngân sách từ đất đai năm 2019 đạt khoảng 232,7 ngàn tỉ đồng, năm 2020 đạt 254,8 ngàn tỉ đồng, năm 2021 đạt hơn 172 ngàn tỉ đồng do thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian dài. Tuy là tăng trưởng gấp 3-4 lần là điều tích cực, nhưng, có thể thấy hai vấn đề nổi cộm: thu nhập tăng thêm chủ yếu từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng và chiếm một tý lệ khá lớn trong thu nhập của nền kinh tế, nhưng không thể đo lường được giá trị tăng do đầu tư cơ sở hạ tầng: thủy lợi, rào che chắn, cải tạo làm giàu đất…

Bàn về tỉ lệ thu ngân sách từ đất đai tăng nhanh trong những năm qua, các chuyên gia cho rằng tỉ lệ thu ngân sách từ đất đai những năm gần đây đang tăng lên nhanh chóng nhưng nếu so với nhiều nước thì tỉ lệ thu ngân sách từ đất đai của Việt Nam vẫn rất thấp. Như tại Anh, tỉ lệ thu từ đất đai chiếm tới 90% thu ngân sách hằng năm của các địa phương. Nhưng các nước thu ngân sách từ đất đai chủ yếu từ thuế tài sản với nhà đất; còn, thu từ đất tại các địa phương ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là thu từ việc giao đất ở thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi nguồn thu từ đất hiện nay cơ bản để lại cho ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương về nguyên tắc chỉ được chi cho đầu tư phát triển chứ không thể dùng tăng chi thường xuyên. Nhưng thực tế, thu từ đất còn nhiều khoản thu khác liên quan đến đất như thu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, thu thuế trước bạ với nhà đất… Phần thu từ thuế sẽ hòa vào ngân sách chung theo Luật ngân sách nhà nước nên rất khó quy định cụ thể nguồn thu từ đất tại các địa phương sử dụng để làm gì.

Thông thường tỉ lệ đóng góp các nguồn thu từ đất đai vào thu ngân sách chung ở cấp địa phương sẽ gấp đôi cấp trung ương. Đơn cử, năm 2020 các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu từ đấu giá đất chiếm 16,85% tổng thu ngân sách trung ương, thì trung bình nguồn thu này chiếm khoảng 33,7% tổng thu ngân sách của các địa phương. Theo quy luật thị trường, ai cần đất thì mua, Nhà nước cần đất cũng phải bỏ ngân sách ra mua chứ không có chuyện thu hồi đất xong đem đấu giá. Nếu thu ngân sách địa phương chỉ trông vào thu từ giao đất thì đó là một nhược điểm lớn vì cần nhìn nhận đấu giá đất cao bất thường không phải là thành tích, nó là nhược điểm của thị trường nên phải sớm khắc phục.

Bên cạnh đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông giảm từ 25% xuống còn 22% (năm 2014) và 20% (năm 2016). Thuế suất thuế TNDN ưu đãi (áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa – DNNVV, tổ chức kinh tế vi mô…) giảm từ 20% (năm 2014) xuống còn 17% (năm 2016). Đồng thời, số thuế TNDN phải nộp trong năm 2011 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động cũng giảm 30%. Bên cạnh các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, nhờ đẩy mạnh việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công, đặc biệt là đất đai, số thu từ việc khai thác nguồn lực tài sản công cũng tăng dần qua các năm. Số thu từ tiền sử dụng đất năm 2018 ước đạt 146,6 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011; số thu từ tiền thuê đất năm 2018 ước đạt 32 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2011. Cũng theo Tổng cục Thuế, khu vực sản xuất kinh doanh bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp công thương nghiệp – ngoài quốc doanh có đóng góp lớn nhất trong tổng thu nội địa 11 tháng năm 2022, chiếm 51%. Luỹ kế 11 tháng 2022, tổng thu từ khu vực nói trên ước đạt 660.562 tỷ đồng, bằng 107,8% dự toán, bằng 108,8% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế thì tăng 12,2% so với cùng kỳ. Các khoản thu từ nhà, đất chiếm khoảng 17,2% tổng thu nội địa, số thu ước đạt 222.626 tỷ đồng, bằng 136,9% so với dự toán, bằng 130,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu tiền sử dụng đất ước đạt 183.681 tỷ đồng, bằng 136,1% dự toán, bằng 134,8% so với cùng kỳ. Thu tiền thuê đất ước đạt 35.382 tỷ đồng, bằng 143,1% dự toán, bằng 110,2% so với cùng kỳ. Số thu thuế, phí từ bất động sản đang có dấu hiệu chững lại và sụt giảm qua các tháng gần đây. Không chỉ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản giảm tốc, mà thu lệ phí trước bạ từ nhà đất cũng đang sụt giảm mạnh. Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tháng 6/2022 thu lệ phí trước bạ tăng 78,4%, thì bước sang tháng 7, số thu chỉ bằng 76,8% so với tháng 6, tháng 8 bằng 72%, tháng 9 bằng 56,4%, tháng 10 bằng 57,4% và tháng 11 ước chỉ bằng 44,9%.

Cho vay đối tượng đất đai/ bất động sản của ngành ngân hàng

Về khía cạnh nguồn đầu tư, tính đến cuối tháng 4, tổng dư nợ với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng ở mức hơn gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2021 và chiếm 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tăng 10,19% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 20,44% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%, tương đương 37.000 tỷ đồng. Ngoài ra, NHNN cũng cho biết, hiện 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung, dài hạn (10-25 năm), trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Theo khảo sát, chỉ số ít ngân hàng có dư nợ cho vay kinh doanh BĐS vượt quá 20% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Đa phần các bên duy trì tỷ trọng cho vay lĩnh vực này quanh hoặc dưới ngưỡng 10%.

Đầu tư kinh doanh bất động sản được NHNN đánh giá là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có các giải kiểm soát giải pháp. Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2022 vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, chủ trương của cơ quan điều hành là mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kiểm soát vốn vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Theo thống đốc, bản chất của tín dụng bất động sản thường giá trị lớn, kỳ hạn dài. Trong khi đó tiền gửi của hệ thống ngân hàng lại là tiền gửi ngắn hạn. Vì vậy, NHNN có những quy định pháp luật để kiểm soát rủi ro, chỉ đạo các tổ chức tín dụng khi cho vay có tài sản đảm bảo cần thường xuyên đánh giá lại những tài sản đảm bảo để nhận diện rủi ro.

Theo chuyên gia kinh tế – TS Cấn Văn Lực, tính đến cuối tháng 7-2022, tín dụng bất động sản vẫn tăng nóng hơn tín dụng chung cả nước với mức tăng trên 14%. Trong đó, tín dụng với phân khúc nhà ở tăng 17% và bất động sản đầu tư tăng trên 8%. Hiện tín dụng cho vay bất động sản chiếm 20,6% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế. Mức này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác với tín dụng cho vay bất động sản khoảng 28%-30% tổng dư nợ của hệ thống NH. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế – TS Đinh Thế Hiển cho rằng vốn tín dụng cung ứng cho ngành bất động sản đã nhiều hơn mức cần thiết và nhiều hơn các ngành khác. Do đó, thị trường bất động sản cần huy động vốn từ các kênh khác bền vững hơn thay vì chỉ lệ thuộc vào tín dụng NH. “DN bất động sản cần có thực lực tài chính bằng vốn chủ sở hữu. Việc phát hành trái phiếu sẽ tăng áp lực trả nợ. Cần định chế tài chính hợp tác phát triển dự án như quỹ tín thác bất động sản hoặc tương tự; hợp tác giữa quỹ và DN theo từng dự án; nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ sẽ an toàn hơn mua trái phiếu DN hoặc ký hợp đồng hợp tác với công ty” – TS Đinh Thế Hiển gợi ý.

Quan hệ thu nhập tích lũy và lao động của nền kinh tế

Về mô hình, cho đến nay, Việt Nam vẫn còn chưa hoàn toàn thoát khỏi phương thức tồn tại dựa chủ yếu vào “khai thác tự nhiên” [giai đoạn “ZERO”]. Tỷ trọng nông dân và dân cư nông thôn tuy giảm khá nhanh, song còn cao, hiện chiếm khoảng 60% dân số, với trình độ canh tác thô sơ và năng suất lao động còn rất thấp là bằng chứng của cấp độ phát triển đó.

Vấn đề đối với Việt Nam cụ thể:

  • Duy trì quá lâu và nỗ lực khai thác tài nguyên như một phương hướng phát triển được ưu tiên (do mang tính “khuyến khích” rất cao), đến mức “tận khai, tận thu”, “cạn kiệt” nguồn tài nguyên.
  • Sử dụng các nguồn lực hiện đại (công nghệ hiện đại, thị trường toàn cầu) để tăng tốc khai thác tài nguyên, đẩy mô hình khai thác tài nguyên (cấp độ phát triển thấp nhất) đến tối đa hóa nhờ các công nghệ hiện đại; do đó, trạng thái “tận khai, tận thu”, “cạn kiệt” đến sớm hơn, tốc độ suy thoái môi trường được đẩy nhanh, chi phí môi trường lớn và phát triển trở nên kém bền vững.
  • Không tập trung phát triển công nghiệp chế biến theo cách tiếp cận hiện đại nên “mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu” được công bố là định hướng chiến lược nhưng về thực chất chỉ là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô là chủ yếu.

Các đặc trưng nhận dạng nói trên đều làm cho mô hình tăng trưởng của Việt Nam khác biệt hẳn các mô hình thành công ở Đông Á – sự khác biệt có hướng đối lập: không chủ yếu dựa vào nguồn lực có triển vọng lâu dài và căn bản đối với phát triển – nguồn nhân lực có kỹ năng, không định hướng gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu với công nghệ ngày càng cao để tạo thành động lực tăng trưởng mạnh và bền vững. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam – với tất cả các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế nhà nước, “mọi ngành mọi nhà” đều ra sức “đào” và “chặt”, ra sức xuất khẩu tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia có thể khai thác… Tương tự, tình trạng tùy tiện và lãng phí ghê gớm trong sử dụng đất đai, nguồn lực được coi là khan hiếm và quý giá bậc nhất của một quốc gia nông nghiệp, nhưng lại “đất chật, người đông” bậc nhất thế giới (mật độ dân số trên đất tự nhiên của Việt Nam cao gấp 3 lần của Trung Quốc, còn nếu tính mật độ dân số theo đất nông nghiệp thì có thể cao hơn tới 4-5 lần), có lẽ là minh họa tốt nhất cho cách khai thác tài nguyên “dễ dãi”, không có luật lệ nghiêm và vô cùng vô trách nhiệm.

Từ việc chuyển đổi đất “bờ xôi ruộng mật” thành sân golf đã đưa Việt Nam lên hàng các “quốc gia nghèo có tỷ lệ sân golf cao nhất thế giới”, đến việc phung phí hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp để làm khu, cụm công nghiệp và khu đô thị bỏ hoang nhiều năm trong khi nông dân không có đất canh tác cho đến tệ nạn “cát tặc” chuyên “moi ruột các dòng sông” để xuất khẩu, v.v. – tất cả đều là những bằng chứng cho cách thức phát triển lãng phí tài nguyên mà hệ quả cho đến nay vẫn khó lòng đo đếm được…

Tích lũy, tiêu dùng là những phạm trù quan trọng trong nền kinh tế.

Để nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn cần phải tích lũy hay tiết kiệm một phần thu nhập của ngày hôm nay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang bị máy móc thiết bị, đầu tư cải thiện chất lượng giáo dục, y tế. Tuy nhiên, việc tiết kiệm một phần thu nhập để tăng tích lũy đồng nghĩa với việc giảm tiêu dùng tương ứng với tích lũy, tiêu dùng giảm trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng và quy mô kinh tế. Chính vì vậy, việc xử lý mối quan hệ giữa tích lũy – tiêu dùng – đầu tư luôn là bài toán cần được giải quyết đối với mọi nền kinh tế.

Ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020, nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trong nửa đầu giai đoạn, kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng kéo dài của các cuộc khủng hoảng làm những điểm yếu của nền kinh tế từ trước tới nay bộc lộ rõ, kinh tế phát triển chậm trong khi đó nước ta vẫn đang trong quá trình phát triển đòi hỏi tỷ lệ tích lũy cao để có thể đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 172,8 triệu đồng/lao động (tương đương USD 7.461/lao động). Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất để từ năm 2016. Mục tiêu kép “đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã đi đúng hướng, tạo nền tảng quan trọng để kinh tế phục hồi trong năm tới. Việc xử lý mối quan hệ giữa tích lũy – tiêu dùng, tiết kiệm – đầu tư có nhiều thách thức hơn bao giờ hết.

Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tiêu dùng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu, tiếp đó là tích lũy tài sản. Tuy nhiên, việc tích lũy tài sản trong giai đoạn 2011 – 2020 liên tục có xu hướng giảm, tăng trưởng được duy trì nhờ vào tiêu dùng cuối cùng. Trong ngắn hạn, việc điều tiết tăng tổng cầu tiêu dùng để bù đắp thiếu hụt hoặc sự kém hiệu quả của đầu tư có thể đảm bảo duy trì được tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này là không bền vững trong dài hạn. Ngoài ra, hiệu quả của các mô hình tăng trưởng dựa vào vốn và tiêu dùng sẽ yếu dần. Một nền kinh tế có sức chống chịu lại các cú sốc và năng động hơn khi học được cách quản lý tài nguyên hiệu quả hơn thay vì chỉ tích lũy vốn theo thời gian. Việc điều tiết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu trong ngắn hạn và tích lũy vốn cho tăng trưởng trong trung và dài hạn. Trong khi đó, các phân tích về mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng của Việt Nam rất hạn chế.

Kết luận

Đất đai và quy hoạch vốn là những vấn đề rất phức tạp, đặc biệt ở Việt Nam;

trước hết, đây là một “công cụ trọng tâm” trong kinh tế bao cấp khi chuyển sang kinh tế thị trường nên không tránh khỏi xung đột lợi ích trong xã hội. Mặt khác, quy hoạch và cơ chế quản lý đất đai của Việt Nam được trao cho tất cả các Bộ, ngành, và địa phương, do đó cũng không tránh khỏi việc các cơ quan thể hiện quyền lực thông qua quản lý quy hoạch – dẫn đến tình trạng nhiều loại quy hoạch, hình thức quản lý đất đai ra đời, gây chồng chéo trong quản lý phát triển và lãng phí và thất thoát ngân sách nhà nước.

Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu nhờ vào việc huy động các nguồn lực tài chính và các nguồn lực lao động, tài nguyên cơ bản để đưa vào đầu tư sản xuất chế biến nhưng vẫn chỉ dừng lại ở sản phẩm cơ bản, ít giá trị gia tăng… Trong đó, đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên nền tảng thì chưa bao giờ được xác định giá trị thuần, và bởi vậy, khi là “cha chung”, không được cải tạo nâng cấp khiến sói mòn, hoang hóa thậm chí, mất đi theo cái nghĩa đen – sụt lở, mặn hóa, phèn hóa… bên cạnh nghĩa bóng – việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi để giao phục vụ đầu tư…

Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, thuần nông nghiệp với 60% dân số, khả năng tích lũy tài chính còn thấp so với nhu cầu đầu tư tăng nhanh, việc nâng cao khả năng quy hoạch và khai thác sử dụng liệu có khi nào mang ý nghĩa quan trọng hơn chăng…

</>

Tuần – Week: 05 – 09/12/2022

<For English version, please scroll down…>

Tín dụng ngân hàng…

Các sự kiện chính – Main events:

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, room tín dụng năm 2022 được nới thêm 240.000 tỷ, dư địa còn lại là khoảng 3,8%, NHNN sẽ tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các NHTM để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

Quyết định nới room được đánh giá “kịp thời” nhưng giới phân tích và chính các nhà băng nhìn nhận không dễ đưa gần 200.000 tỷ đồng ra nền kinh tế trong một tháng.

Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, coi “Việt Nam là nút quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ”.

Tại sao nó ảnh hưởng – Why were it affected:

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chia sẻ: mục tiêu thời điểm này NHNN quyết định nới room tín dụng từ 1,5-2% tức là tăng thêm hạn mức tín dụng cho các TCTD để có điều kiện tăng thêm nguồn lực, khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế. Thời điểm quý III, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi để tăng room tín dụng, hơn nữa thanh khoản của một ngân hàng lúc đó chưa phải là đã đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, thời điểm đó, NHNN cũng thấy rằng vẫn đảm bảo được tất các các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Chính vì thế, thời điểm quý III chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt và bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã có những dấu hiệu rất tích cực; chính vì thế, NHNN đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các NHTM để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm nay vừa được Ngân hàng Nhà nước nới lên thành 15,5-16%, so với kế hoạch đầu năm là 14%. Với quy mô dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 10,4 triệu tỷ đồng tính tới cuối năm 2021, quyết định này có thể giúp bơm thêm vào nền kinh tế 156.000-200.000 tỷ đồng trong tháng cuối năm. Theo tính toán của các chuyên gia, cộng thêm phần room tín dụng còn lại chưa dùng hết trong kế hoạch ban đầu, ước tính tổng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế trong riêng tháng 12 sẽ đạt khoảng hơn 400.000 tỷ đồng. “Nới room tín dụng ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng trong ngắn hạn để giải bài toán tắc vốn của nền kinh tế“, TS Cấn Văn Lực bình luận.

11 tháng năm nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt USD 101,5 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê. Tại Diễn đàn Xuất khẩu 2022 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) tổ chức hôm nay, ông Alex Tatsis – Trưởng phòng kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM – đánh giá vai trò của Việt Nam ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng. “Chuỗi cung ứng” ông đề cập là từ chất bán dẫn phục vụ sản xuất điện thoại và ôtô đến các tấm pin mặt trời để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng sạch và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu chip máy tính, gỗ cứng, bông và thức ăn chăn nuôi từ Mỹ để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất chất bán dẫn, đồ nội thất, may mặc và hải sản trong nước. “Thương mại hai chiều giúp Việt Nam phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu sang các thị trường trên toàn thế giới. Đó là lý do Mỹ đang đầu tư để giúp Việt Nam tăng cường vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu về dài hạn“, ông Alex nói.

Xu hướng chính – Key trends:

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá: việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các NHTM mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những NHTM có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay. Mặt khác, một số ngân hàng vẫn còn room tín dụng theo như đã được phân bổ từ đầu năm. Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các NHTM tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế. Với mức tăng 1,5-2% tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng 12,2%. Như vậy room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian tới. Có thể nói là dư địa khá lớn cho các NHTM cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế. Nhưng, điều quan trọng khi có thêm room tín dụng các NHTM cũng phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay. Và NHNN cũng tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các NHTM để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng và giới phân tích theo dõi thị trường nhìn nhận việc triển khai “bơm vốn” hàng trăm nghìn tỷ đồng lúc này có thể không dễ dàng. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay, theo quy định hiện tại, các ngân hàng thương mại huy động được 100 đồng chỉ được cho vay tối đa 85 đồng, tức LDR tối đa là 85%. Tuy nhiên, LDR của nhiều nhà băng với riêng thị trường 1 (giao dịch giữa các định chế tài chính với doanh nghiệp và dân cư) đã lên tới 100%. Thống kê từ báo cáo tài chính quý III của các ngân hàng niêm yết, 16/27 nhà băng niêm yết ghi nhận tỷ lệ LDR của riêng thị trường 1 đạt trên 100% tính tới cuối quý III.

Theo Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM, nâng cao khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu của Chính quyền Biden – Harris. Nước này sẽ tăng cường thuận lợi hóa thương mại và khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân tại Việt Nam, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các cơ quan nước này cũng giúp nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận nguồn tài chính và chuyển đổi số. Theo ông Alex, điều này giúp các doanh nghiệp tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vì lợi ích chung của hai quốc gia. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Nhưng chính quá trình dịch chuyển này đã tạo áp lực lên hệ thống hạ tầng quan trọng của Việt Nam và hoạt động hải quan.

Cái gì tiếp theo – What comes next:

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh: việc quản lý dòng tiền, theo dõi hoạt động của các NHTM rất cần thiết. Đối tượng NHNN muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này. Do vậy, NHNN hướng các NHTM hướng dòng vốn vào lĩnh vực đó. NHNN dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những NHTM có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay. Tất nhiên, cùng với đó là sự cố gắng tích cực của các NHTM bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động của mình để tạo điều kiện giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này. NHNN giao cho Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các NHTM giảm lãi suất, tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi TCTD để đưa ra những quyết định giảm lãi suất, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các NHTM tiếp tục chia sẻ, đặc biệt trong đợt dịch vừa qua, sự chia sẻ của các NHTM cho các doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất không chỉ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp mà vẫn phải đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo sửa đổi Thông tư 22 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với các ngân hàng thương mại, trong đó có cách tính LDR của ngân hàng. Các chuyên gia cho rằng, cho tới khi nào quy định này “ngã ngũ“, dòng vốn tín dụng mới có thể được đẩy nhanh. Phó tổng giám đốc của một ngân hàng quốc doanh bày tỏ lo ngại về khả năng cho vay của các ngân hàng kể cả sau khi nới room, cũng với lý do là tỷ lệ LDR của nhiều bên đã gần chạm ngưỡng. Theo bà, kênh trái phiếu bị ngắt mạch đột ngột khiến cầu tín dụng đổ dồn về ngân hàng, tuy nhiên các nhà băng khó lòng giải toả được nhu cầu vốn của nền kinh tế. Lãi suất huy động liên tục đi lên nhưng nguồn vốn huy động của toàn ngành không tăng trưởng, câu chuyện đặt ra là “tiền đâu để cho vay“. Trong khi đó, đại diện của một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nghi ngại về sức hấp thụ tín dụng của nền kinh tế chỉ trong thời gian ngắn khi còn chưa đến một tháng. Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện cũng không vội vàng mở rộng quy mô tín dụng bởi vẫn chờ cơ quan quản lý phân bổ mức tăng trưởng tín dụng cụ thể. Tuy nhiên, ở góc độ tích cực, cũng theo các chuyên gia, để kịp xử lý hết “room” vừa được cấp trong thời gian ngắn, các ngân hàng có thể phải giảm lãi suất để đẩy vốn nhanh hơn. Do đó, lãi suất vay có thể bớt căng thẳng và nhiều ngân hàng sẽ nới lỏng điều kiện về mua kèm sản phẩm để giải ngân so với giai đoạn “cạn room” kéo dài.

Thông qua một số dự án, Mỹ đang giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận nguồn tài chính và thực hiện chuyển đổi số. “Điều này giúp các doanh nghiệp tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vì lợi ích chung của hai quốc gia“, ông Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM nói. Trong đó, Dự án Tạo thuận lợi Thương mại của USAID – một dự án kéo dài 5 năm trị giá USD 21 triệu– đang phối hợp với Tổng cục Hải quan điều chỉnh các thủ tục thông quan biên giới và giảm tắc nghẽn tại cửa khẩu chính, bao gồm Cảng Cát Lái ở Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm vận chuyển container lớn nhất tại Việt Nam.

Dấu hiệu rủi ro – Risk signals:

Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của NHNN đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” – Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú.

Cận Tết…

___

xxx – npl

<Week …>

Bank credit…

Main events:

Deputy Governor Dao Minh Tu also said that the credit room in 2022 would be expanded by 240,000 billion, the remaining space was about 3.8%, the SBV would continue to monitor the cash flow direction using the credit room and being ready creating conditions for long-term capital resources for commercial banks to have stable capital supply conditions to ensure the very necessary project needs today.

The decision to loosen the room was considered “timely“, but analysts and banks themselves saw that it was not easy to bring nearly 200,000 billion dong into the economy in a month.

The US Consulate General in Ho Chi Minh City said that the US would support Vietnamese small and medium enterprises to join the global supply chain, considering “Vietnam is an important node in the US supply chain“.

Why were it affected:

SBV Deputy Governor Dao Minh Tu shared: At this point, the SBV decided to expand the credit room from 1.5-2%, which meaned increasing credit limits for credit institutions to have more conditions to increase resources and capacity of the ability to extend credit to necessary businesses, subjects, and fields in the economy. At the time of the third quarter, the macro indicators in general showed that it was not favorable to increase the credit room, moreover, the liquidity of a bank at that time was not a guarantee for credit growth. At the same time, at that time, the State Bank also found that it was still able to ensure that all policies had a close relationship with exchange rates and interest rates. Therefore, the third quarter was not a favorable time for credit growth. However, in recent times, under the very drastic direction and with many solutions of the National Assembly, the Government and the Prime Minister, a number of macro indicators had shown very positive signs; therefore, the State Bank had considered and decided to extend credit limits for commercial banks to create space to support businesses, projects, programs, and necessary fields in the current economy.

The credit growth target for the whole year had just been increased to 15.5-16% by the State Bank of Vietnam, compared with the plan at the beginning of the year of 14%. With the credit balance of the whole economy reaching more than 10.4 million billion dong by the end of 2021, this decision could help inject more 156,000-200,000 billion dong into the economy in the last month of the year. According to experts’ calculations, plus the remaining credit room that had not been used up in the original plan, it was estimated that the total credit limit for the economy in December alone would reach more than 400,000 billion dong. “Releasing the bank credit room is one of the important solutions in the short term to solve the capital problem of the economy,” commented Dr. Can Van Luc.

In the first 11 months of this year, the US was Vietnam’s largest export market with an estimated turnover of USD 101.5 billion, up 18% over the same period last year, according to the General Statistics Office. At the Export Forum 2022 organized by the Investment and Trade Promotion Center of Ho Chi Minh City (ITPC) today, Mr. Alex Tatsis – Head of Economic Department, US Consulate General in Ho Chi Minh City – assessed the role of Vietnam was increasingly important in the supply chain. The “supply chain” he referred to ranges from semiconductors used to make phones and cars to solar panels to fuel the clean energy revolution and adapt to climate change. In particular, Vietnam imported computer chips, hardwood, cotton, and animal feed from the US to use as raw materials for domestic production of semiconductors, furniture, garment_textile and seafood. “Two-way trade helps Vietnam develop its domestic economy and export to markets around the world. That’s why the US is investing to help Vietnam strengthen its role in the global supply chain over the long term,” said Alex.

Key trends:

SBV Deputy Governor Dao Minh Tu assessed that credit allocation had many expectations and goals. First of all, it was how to create conditions for commercial banks to expand credit in necessary areas. But the credit allocation was also encouraged for commercial banks that had abundant liquidity and had implemented the current policy of reducing interest rates. On the other hand, some banks still had credit room according to their allocation since the beginning of the year. Therefore, this credit allocation could be considered as one of the policies to encourage commercial banks to focus on mobilizing capital and reducing interest rates, creating very favorable and positive conditions, both in terms of capital, interest rates for businesses, for necessary projects and programs of the economy. With an increase of 1.5-2%, equivalent to VND 240 trillion, more would be provided to the economy. Up to now, credit growth was 12.2%. Thus, the credit room that according to the allocation of 14% credit growth target was still 1.8%, plus nearly 2% increase, there was about 3.8% credit room for the coming time. It could be said that there was quite a large space for commercial banks to provide capital for businesses and the economy. But it was important that when there was more credit room, commercial banks oughted also actively and actively to mobilize idle capital sources in the society to create loans. And the State Bank also continued to monitor the direction of cash flow using the credit room and was ready to facilitate long-term capital resources for commercial banks to have stable capital supply conditions to ensure the very necessary project needs as it was today.

However, leaders of many banks and analysts monitoring the market acknowledged that deploying “capital injection” of hundreds of trillions of dong at this time might not be easy. One of the biggest barriers today, according to current regulations, commercial banks that raised 100 dong could only lend up to 85 dong, which means the maximum LDR was 85%. However, the LDR of many banks with only market 1 (transactions between financial institutions, businesses, and residents) had reached 100%. Statistics from the third quarter financial statements of listed banks, 16/27 listed banks recorded that the LDR ratio of market 1 alone reached over 100% by the end of the third quarter.

According to the US Consulate General in Ho Chi Minh City, improving the adaptability of the supply chain was a top priority of the Biden-Harris Administration. It would enhance trade facilitation and the competitiveness of the private sector in Vietnam, especially among small and medium enterprises. These agencies also helped Vietnam’s small and medium-sized enterprises improve their production capacity, access financial resources, and transform digitally. According to Mr. Alex, this helped businesses better participate in the global supply chain, for the mutual benefit of the two countries. Over the years, Vietnam had been one of the biggest beneficiaries of the supply chain shift away from China. But it was this shift that had put pressure on Vietnam’s important infrastructure system and customs operations.

What comes next:

SBV Deputy Governor Dao Minh Tu emphasized: it was very necessary to manage cash flow and monitor the activities of commercial banks. Objects the SBV wanted to focus on and also was the direction of the Government and the Prime Minister, first of all in the field of agriculture – rural areas, small and medium-sized enterprises, enterprises serving export, supporting industries, especially was to serve the field that was the driving force for the growth of the economy at the moment. Therefore, the State Bank directed commercial banks to direct capital flows into that field. The SBV set aside a credit room, giving adequate priority to commercial banks with high liquidity and especially banks that were reducing interest rates today. This was one of the policies to encourage commercial banks to reduce lending rates. Of course, along with that was the active effort of commercial banks by all means to reduce their operating costs to create conditions for reducing interest rates for businesses, projects, and necessary fields at this time. The State Bank assigned the Banking Association to continue calling and lobbying commercial banks to reduce interest rates, of course depending on the level, ability, and financial capacity of each credit institution to make decisions to reduce interest rates, but carefully there was a common spirit that commercial banks continued to share, especially during the recent epidemic, the sharing of commercial banks for businesses was very much. However, macroeconomic conditions oughted also to allow for banks to reduce interest rates, not only to ensure business support, but also to ensure the liquidity and safety of each bank as well as the entire system.

The State Bank was drafting amendments to Circular 22 regulating prudential ratios for commercial banks, including how to calculate the bank’s LDR. Experts said that until this regulation was “completed“, the credit capital flow could be accelerated. The deputy general director of a state-owned bank expressed concern about the lending capacity of banks even after loosening the room, also citing the fact that the LDR ratio of many parties had almost reached the threshold. According to her, the bond channel was suddenly cut off, causing credit demand to rush to banks, but banks could hardly satisfy the capital needs of the economy. Deposit interest rates continued to go up, but the mobilized capital of the whole industry did not grow, the story was “where is the money to lend“. Meanwhile, a representative of a foreign bank in Vietnam was skeptical about the credit absorption of the economy in a short time, less than a month. Besides, banks were not in a hurry to expand credit scale because they were still waiting for the management agency to allocate a specific credit growth rate. However, from a positive perspective, according to experts, in order to handle all the newly granted “room” in a short time, banks might have to reduce interest rates to push capital faster. Therefore, lending interest rates could be less stressful, and many banks would relax the conditions on buying together with products to disburse compared to the prolonged period of “out of room“.

Through a number of projects, the US was helping Vietnam’s small and medium-sized enterprises improve production capacity, access financial resources, and implement digital transformation. “This helps businesses better participate in the global supply chain, for the mutual benefit of the two countries,” said the US Consulate General in Ho Chi Minh City. In particular, USAID’s Trade Facilitation Project – a 5-year project worth USD 21 million – was coordinating with the General Department of Customs to adjust border clearance procedures and reduce congestion at the major borders, including Cat Lai Port in Ho Chi Minh City, the largest container shipping hub in Vietnam.

Risk signals:

All current policies and mechanisms set by the State Bank of Vietnam derive from the ultimate goal of supporting economic growth in a sustainable manner and continuing to manage well the objectives of controlling inflation, stabilizing the economy, and maintaining macroeconomics stability.” – Deputy Governor of the State Bank Dao Minh Tu.

Closed to Tet…

xxx – npl

Văn – 02/202212: kỷ luật

Kỷ luật là gì?

Là phép tắc,

Là luật lệ.

Đã là phép tắc, là luật lệ, thì phải tuân thủ…

Tuân thủ không đòi hỏi bất kỳ phần thưởng nào,

Tuân thủ không một chút nghi ngờ,

Tuân thủ 100%.

Bởi, chỉ cần buông lỏng 0.0001% thôi, mọi thành quả nỗ lực của chúng ta có thể sẽ trở thành vô ích…

Đó chính là hiệu ứng “Cửa sổ vỡ” – lý thuyết về các cửa sổ bị vỡ, còn được gọi là lý thuyết về kính vỡ, là lý thuyết dự đoán rằng những sai sót trong môi trường sẽ tạo ra cảm giác rằng luật không tồn tại. Do đó, trong tình huống không có tiêu chuẩn, các hành vi phá hoại có nhiều khả năng xảy ra…

Malcolm Gladwell trong The tipping point đã viết: “Đừng nên xem nhẹ những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn”.

Thuyết cửa sổ vỡ” – lý thuyết được hai nhà tội phạm học James Q. Willson và George Kelling đưa ra. Hai ông cho rằng tội phạm là hệ quả tất yếu của sự mất trật tự, vô tổ chức. Nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau, nhiều cánh cửa sổ khác sẽ bị đập vỡ, dần dà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan rộng, truyền tải đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra. Cũng theo hai ông, trong một thành phố, những vấn đề tương đối nhỏ như sơn vẽ lên tường, gây mất trật tự công cộng và kiểu ăn xin “đểu” đều là những chuyện tương tự như những cánh cửa sổ vỡ, những “tấm vé qua cửa” cho ngày càng nhiều tội ác nghiêm trọng.

Một vết nứt không được sửa chữa, sẽ khiến cho cả tòa nhà sụp đổ; một lỗ rò nhỏ không được vá lại, sẽ nhấn chìm cả con tàu…

Những lỗi nhỏ có thể dẫn đến sự vi phạm lớn dẫn đến hỗn loạn. Điều này không chỉ xảy ra với sự suy giảm của các yếu tố vật chất. Một ví dụ rõ ràng được tìm thấy trong tham nhũng. Nếu những vi phạm nhỏ được cho phép, sẽ dẫn đến ngày càng nhiều người thực hiện các hoạt động tương tự với số lượng lớn hơn. Thiết lập các quy tắc rõ ràng, làm rõ các ngoại lệ là gì, có thể là một giải pháp, miễn là nó không đến quá muộn.

Một lần dễ dãi với bản thân có thể khiến ta trượt dài đến những thất bại liên tiếp không thể cứu vãn.

Vậy nên,

đừng bao giờ để có ý nghĩ “sai một lần cũng chẳng sao” hay “vẫn còn nhiều cơ hội để làm lại” xuất hiện trong đầu chúng ta. Cuộc sống được tạo thành từ “những chuyện nhỏ bé”. Sự lớn lao sẽ diễn ra nếu ta biết làm những việc nhỏ với một suy nghĩ lớn…

Đã là kỷ luật thì không thể thỏa hiệp, dù chỉ một lần…

___

NPL

546 từ

Câu chuyện giải cứu bất động sản Trung Quốc; còn Việt Nam thế nào?

NPL, 11/2022

“… Bữa tiệc đã kết thúc vào sáng nay, nó sẽ tạo ra một sự xáo trộn đáng kể trên thị trường trong một tương lai gần. Họ [ủy ban điều hành] tin rằng tốt hơn hết là tình trạng hỗn loạn bắt đầu từ chỗ chúng ta… đây thực sự là một vụ mua bán tháo… mặt đất đang dịch chuyển dưới chân chúng ta và, rõ ràng là không còn lối thoát nào khác…” – trích bộ phim “Bán khống

Khi thị trường nhìn nhận những sụp đổ của thị trường bất động sản tại Trung quốc một cách tiêu cực cùng với “khó có khả năng Chính phủ Trung Quốc chi nhiều tỷ USD để cứu ngành bất động sản đang chìm trong khủng hoảng của nước này, ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài hy vọng vào một cuộc giải cứu khổng lồ – các nhà phân tích nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC… Hồi tháng 9, tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P Global Ratings ước tính thị trường bất động sản Trung Quốc cần từ 700 tỷ Nhân dân tệ, tương đương USD 98,59 tỷ, tới 800 tỷ Nhân dân tệ để “đảm bảo các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính có thể hoàn thiện các dự án đã bán trước.”” – theo VnEconomy; thì chỉ vài tháng sau đó, thị trường tại Việt Nam cũng bắt đầu chứng kiến những rung chuyển mạnh…

Xưa nay, dân gian vẫn kháo nhau rằng: muốn biết thị trường Việt Nam biến động thế nào thì cứ nhìn vào thị trường của Trung Quốc 10 năm trước đó… Có lẽ, do mối quan hệ lịch sử có bề dày hàng nghìn năm, tương đồng về nhiều điểm văn hóa cũng như thể chế chính trị như hiện nay mà có lời đồn như vậy; tuy nhiên, quả thật có thể thấy qua sự phát triển của thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng, những bất ổn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần đây, hay như các ảnh hưởng tiêu cực từ bất động sản đều có thể thấy mối tương quan khá rõ nét.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande khi thừa nhận có thể mất khả năng thanh toán nợ, chính quyền Quảng Châu (Trung Quốc) – nơi tập đoàn này đặt trụ sở – đã triệu tập chủ tịch Xu Jiayin của Evergrande và thông báo sẽ cử nhóm làm việc đến hãng kể từ bắt đầu hồi tháng 6 năm nay, ít nhất 11 công ty bất động sản khác của Trung Quốc đã vỡ nợ trái phiếu. Tập đoàn bất động sản Kaisa của Trung Quốc cũng bị Fitch hạ đánh giá cùng ngày với Evergrande. Công ty này đã ngừng giao dịch cổ phiếu tại sàn chứng khoán Hong Kong từ ngày 12/8. Ngoài Evergrande, Chính phủ Trung Quốc cũng đang phải can thiệp vào nhiều công ty ngập đầu trong nợ khác, đặc biệt là Tập đoàn hàng không HNA Group. Theo AFP, dù cho bất cứ điều gì xảy ra với Evergrande sắp tới, nỗ lực siết chặt kiểm soát của Bắc Kinh cũng đã gây ra tác động lớn đến ngành bất động sản của Trung Quốc.

Hồi tháng 9 năm nay, tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P Global Ratings ước tính thị trường bất động sản Trung Quốc cần từ 700 tỷ Nhân dân tệ, tương đương USD 98,59 tỷ, để “đảm bảo các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính có thể hoàn thiện các dự án đã bán trước”. Cho tới hiện tại, Chính phủ Trung Quốc chưa hề công bố một khoản nguồn với quy mô đủ lớn nào để cứu ngành bất động sản, cho dù đã có hàng loạt bài báo dẫn nguồn thạo tin đồn đoán rằng Bắc Kinh sẽ có tính toán mở các quỹ giải cứu như vậy. Một số nhà phân tích vẫn kỳ vọng sẽ có một quỹ hỗ trợ được mở, nhất là một quỹ có quy mô đủ lớn để kích thích niềm tin của nhà đầu tư. Ở thời điểm đó, nhiều công ty bất động sản Trung Quốc ngập trong khó khăn tài chính. Tổng nghĩa vụ nợ mà Evergrande, Kaisa và Shimao công bố là 2,6 nghìn tỷ Nhân dân tệ ở thời điểm giữa năm 2021. Sau đó, các vấn đề tài chính của ba ông lớn này trở nên nghiêm trọng hơn, trong khi cả ba mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngành địa ốc khổng lồ của Trung Quốc. Với quy mô như vậy, ngay cả khi Chính phủ Trung Quốc chi hàng trăm tỷ Nhân dân tệ, hiệu quả mang lại cũng sẽ không cao – theo ông Qin Gang, CEO viện nghiên cứu bất động sản Trung Quốc ICR. Đó là còn chưa kể đến việc giờ đây ngân sách Chính phủ Trung Quốc đã phải gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực do covid so với thời điểm 3 năm trước, ông Qin nhấn mạnh khi đề cập đến việc thu ngân sách từ cấp quyền sử dụng đất và từ thuế giảm, trong khi chi tiêu cho các biện pháp chống Covid gia tăng.

Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc, Chính phủ nước này đã thu ngân sách 9,15 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương USD 1,26 nghìn tỷ trong năm 2021. Trong 8 tháng đầu năm nay, thu ngân sách của Chính phủ Trung Quốc đạt 6,36 nghìn tỷ Nhân dân tệ, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Một chỉ số chính thức theo dõi doanh số bán căn hộ chung cư và nhà phố ở Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái trong suốt 11 tháng liên tiếp. Đây là chuỗi giảm dài chưa từng có kể từ khi thị trường bất động sản tư nhân ở Trung Quốc ra đời vào thập niên 1990. Xét tới việc nhu cầu dịch vụ và hàng hóa xuất phát từ việc xây dựng và bán nhà chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc, sự sụt giảm này rõ ràng đặt ra một trở ngại lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới  trong năm nay. “Đây là đợt giảm tệ hại nhất từng được ghi nhận trên thị trường bất động sản Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Lu Ting của Nomura Holdings Inc. nhận xét với hãng tin Bloomberg. Chuỗi đà giảm này của thị trường đã vượt qua những đợt giảm vào năm 2008 và 2014. Trong hai năm đó, đà lao dốc của thị trường địa ốc Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lan tỏa trên thị trường hàng hóa cơ bản toàn cầu thông qua kéo tụt nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng như thép và đồng nhập khẩu. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các biện pháp gồm cắt giảm lãi suất và giao trách nhiệm cho các chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực nhà đất; trong năm nay, một số thành phố của nước này cũng đã nới lỏng các hạn chế về mua nhà. Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị-nông thôn Trung Quốc nhấn mạnh rằng các biện pháp của Chính phủ, như cấp các khoản vay đặc biệt để thúc đẩy việc hoàn tất các dự án dang dở, sẽ được triển khai nhằm hỗ trợ các địa phương có nhu cầu; nhưng, quy mô tài chính của các biện pháp này không được đề cập. Tuy nhiên, thay vì dồn tâm trí và sức lực vào xử lý cuộc khủng hoảng bất động sản, Chính phủ Trung Quốc đang hướng tập trung tới những vấn đề khác. Lúc đầu, nhiều người kỳ vọng Bắc Kinh trong mùa thu năm nay sẽ khôi phục một cơ chế cho vay của ngân hàng trung ương nhằm giúp các doanh nghiệp địa ốc hoàn tất dự án còn dở dang, nhưng cơ chế cho vay này cuối cùng lại dành cho đầu tư hạ tầng. Theo phân tích của ngân hàng Barclays về dữ liệu đầu tư bất động sản hàng tháng của Trung Quốc, sự suy giảm của thị trường địa ốc nước này đã bước sang chuỗi tháng ngày kéo dài liên tiếp kỷ lục từng được ghi nhận. Báo cáo này cho thấy trước đây, bình quân thị trường nhà đất Trung Quốc chỉ giảm 4-5 quý là chuyển sang hồi phục. Sự suy giảm kéo dài đồng nghĩa với việc người dân Trung Quốc ít hứng thú hơn với việc mua nhà để chờ giá tăng – theo các chuyên gia của Barclays. Từ đó dẫn đến việc doanh số bán nhà của các công ty địa ốc càng giảm…

Về tổng quan, tỷ lệ sở hữu nhà ở tại Trung Quốc đang ở mức cao. Giá trung bình của một ngôi nhà tại Trung Quốc có mức biến động cao, tùy thuộc vào khu vực và thành phố. Hơn 90% hộ gia đình ở Trung Quốc có nhà, theo một bài báo nghiên cứu hồi tháng 1 về quyền sở hữu nhà ở Trung Quốc từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia; so sánh với tỷ lệ sở hữu nhà tại Mỹ chỉ là 65%. Theo các chuyên gia, giá bất động sản Trung Quốc tăng lên trong hai hoặc ba thập kỷ qua, tạo cho người dân niềm tin rằng đây là loại tài sản đầu tư an toàn, mặc dù, tỷ lệ vay nợ của các hộ gia đình ở Trung Quốc thấp hơn so với nhiều nước phát triển khác, nhưng nó vẫn chiếm một phần đáng kể trong tổng tài sản của họ.

Mức nợ ở Trung Quốc thấp hơn so với các quốc gia khác, chẳng hạn như Thái Lan hoặc Malaysia”, Bernard Aw, nhà kinh tế theo dõi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Coface, cho biết. “Người dân Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm cao – khoảng 40% thu nhập được chuyển vào tiết kiệm”. Họ cũng có xu hướng sử dụng mạng lưới cho vay cá nhân để mua nhà. Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của HSBC về những người thuộc thế hệ “millennials”, ít nhất 40% người sở hữu nhà tại Trung Quốc đã nhận hỗ trợ từ gia đình để thanh toán tiền mua nhà. Điều đó cho thấy, phần lớn nợ trong các hộ gia đình Trung Quốc là nợ dựa trên tài sản, Aw cho biết. Nợ hộ gia đình tại quốc gia này đã gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vào năm 2020, nợ hộ gia đình đã tăng lên ở mức 128% thu nhập, theo một báo cáo từ Rhodium Group. Vào cuối năm 2018, nợ liên quan đến nhà ở chiếm gần 2/3 tổng số nợ trung bình của các hộ gia đình, theo một báo cáo năm 2019 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Theo ước tính của Moody, 70-80% tài sản hộ gia đình Trung Quốc gắn liền với bất động sản. Điều này khác với các quốc gia phương Tây, vốn thường đa dạng hóa danh mục đầu tư và hướng đến các thị trường vốn hoặc chứng khoán. Tại Trung Quốc, do thị trường vốn kém phát triển và ít biến động, nên người dân giữ nhiều tiền hơn để đầu tư vào bất động sản. Aw cho biết chi tiêu của các hộ gia đình vào bất động sản cũng cao: “Khoảng 30 – 40% chi tiêu của hộ gia đình đang đổ vào lĩnh vực bất động sản, chẳng hạn như trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp“. Tỷ lệ phần trăm này tương đương với số tiền người Mỹ chi tiêu cho nhà ở. Aw cho biết chính phủ “khá lo lắng về cuộc khủng hoảng Evergrande này có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường tiêu dùng nói chung và người mua nhà“, đặc biệt là vì phần lớn tài sản của người dân có thu nhập trung bình bị ràng buộc vào bất động sản. Ông nói thêm: “Đó cũng là lý do tại sao một số biện pháp mà chính phủ thực hiện cho đến nay đều hướng tới việc giúp đỡ người mua nhà” – chuyển từ trạng thái không sẵn sàng hỗ trợ sang động thái giải cứu…

Trước các áp lực thị trường, các ngành chức năng, ngân hàng ở Trung Quốc gần đây bắt đầu dồn dập đưa ra những giải pháp giải cứu, trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản tại đây đang thiếu vốn, khủng hoảng trái phiếu bất động sản và thanh khoản thấp; cụ thể, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang mở rộng hạn mức cho vay với các nhà phát triển bất động sản cùng những cam kết hỗ trợ về tài chính khác. Đây là những động thái nhằm kéo ngành bất động sản Trung Quốc ra khỏi vòng xoáy khủng hoảng sau làn sóng vỡ nợ. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ hào phóng dường như khó có thể nhanh chóng giải quyết một vấn đề đang khiến các doanh nghiệp này “đau đầu”: Doanh số bán nhà mới giảm sâu. Trong những ngày gần đây, các ngân hàng lớn của Trung Quốc thông báo sẽ bơm ít nhất USD 178 tỷ tín dụng cho một số công ty bất động sản. Trong đó bao gồm các biện pháp: tăng hạn mức tín dụng, cung cấp thư bảo lãnh, cam kết mua trái phiếu trong nước do các doanh nghiệp này phát hành. Các ngân hàng quốc doanh đưa ra cam kết ngay sau khi PBOC và cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc công bố kế hoạch cứu trợ gồm 16 điểm để vực dậy ngành bất động sản vốn đang gặp rất nhiều khó khăn. Những động thái này – cùng việc mở rộng quy mô của chương trình bảo lãnh trái phiếu, nhằm mục đích giúp các nhà phát triển duy trì hoạt động kinh doanh và hoàn thành các dự án. Theo đó, áp lực về thanh khoản trong ngắn hạn sẽ được giải quyết. Song, thách thức lớn hơn nhiều sẽ là việc lấy lại niềm tin của người dân Trung Quốc và những người mua nhà.

Mới đây, 6 ngân hàng đã công bố chính thức khoản hỗ trợ tài chính, trước mắt là hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ, tương đương USD 140 tỷ, chủ yếu để phát triển bất động sản, thế chấp, mua bán – sáp nhập cung cấp tài chính cho đầu tư trái phiếu. Các ngân hàng thương mại ký thỏa thuận gồm: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Giao thông, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện và Ngân hàng Trung Quốc. Đồng thời, 6 ngân hàng quốc doanh Trung Quốc công bố gói hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) sẽ mở rộng khoản vay lên tới USD 92 tỷ cho 12 nhà phát triển bao gồm các “đại gia” như Country Garden và Longfor, China Vanke. Theo thoả thuận, các ngân hàng sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhà phát triển với hoạt động bao gồm phát triển dự án, M&A và phát hành trái phiếu trong nước. Nhiều nhà phát triển tư nhân cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ một thực thể được chính phủ hậu thuẫn, Công ty Bảo hiểm Trái phiếu Trung Quốc (CBI), để phát hành trái phiếu trong nước. CBI chia sẻ cho biết đã nhận được hơn 100 đơn đăng ký từ các nhà phát triển tư nhân để được nới điều kiện tín dụng. Cho đến nay, chỉ 1 số ít được phê duyệt. Dù các nhà phát triển Trung Quốc có thể không được sử dụng các khoản vay để thanh toán trái phiếu quốc tế, nhưng giá trái phiếu USD đã hồi phục trong những ngày gần đây. Lợi suất của các trái phiếu không được đánh giá điểm đầu tư của các nhà phát triển Trung Quốc được cơ quan quản lý theo dõi giao dịch ở khoảng 29%, trong khi trước thời điểm các biện pháp cứu trợ được công bố là 32%.

Đây là động thái quan trọng đối với việc giải cứu thị trường bất động sản, xây dựng, vốn đóng góp hơn 1/4 tỷ lệ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Bất động sản đang khủng hoảng thanh khoản hơn 1 năm nay sau khi nhiều công ty bất động sản mất khả năng thanh toán trái phiếu doanh nghiệp. Trung Quốc gần như đã ngừng cấp những khoản vay lớn cho những dự án mới mà tập trung cho hàng ngàn dự án lớn đang thi công dở dang vay vốn để sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Các chuyên gia cho rằng, đây chỉ mới là những động thái ban đầu cho quá trình giải cứu kéo dài. Các khoản vay mới này là bước ngoặt vực dậy niềm tin thị trường tiếp theo động thái gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc với kế hoạch giải cứu thị trường bất động sản gồm 16 điểm. Trong đó, nổi bật là kéo dài thời gian đáo hạn nợ ngân hàng, hỗ trợ phát hành trái phiếu cũng như khuyến khích cho vay để các đối tác uy tín mua lại các dự án bất động sản gặp khó.

Trong suốt nhiều thập kỷ, các “ông trùm” bất động sản luôn giữ vị thế những chủ doanh nghiệp thành công nhất ở Trung Quốc. Nhưng từ năm 2020 đến hết tháng 5 vừa qua, các tỷ phú địa ốc nước này đã mất tổng cộng USD 65 tỷ tài sản ròng, theo dữ liệu từ xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index. Bên cạnh đó, các công ty phát triển nhà quốc doanh đang đóng một vai trò ngày càng lớn hơn trong xây dựng nhà ở, bao gồm mua lại các dự án dở dang từ khu vực tư nhân để xoa dịu sự bất bình của người mua nhà. Theo Bloomberg, hiện nay các tỷ phú địa ốc chỉ còn chiếm chưa đầy 1/10 tổng số tỷ phú ở Trung Quốc, khép lại một thời “hô mưa gọi gió” của một nhóm doanh nhân vừa mới bắt đầu có được ảnh hưởng và quyền lực lớn trong nền kinh tế, gửi đi tín hiệu về sự chấm dứt của thời kỳ mà ở đó ngành bất động sản giữ vai trò một “lò sản sinh tỷ phú” ở nước này, Bloomberg nhận định.

Các cơ quan giám sát tài chính Trung Quốc đến nay chỉ tập trung vào việc đảm bảo rằng các vụ doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ không dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng, còn lãi suất cho vay thế chấp nhà vẫn duy trì ở mức cao hơn so với lãi suất trong giai đoạn sụt giảm của thị trường hồi năm 2014. Chính phủ Trung Quốc “không muốn bị chỉ trích nếu mọi thứ lại vượt khỏi tầm kiểm soát thêm một lần nữa”, chuyên gia kinh tế Chen Long thuộc công ty tư vấn Plenum ở Bắc Kinh nói với Bloomberg. Cũng theo Bloomberg, các thành phố và chính quyền địa phương bên cạnh hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc đang đua nhau vào vai “hiệp sĩ” giải cứu các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn. Các đơn vị phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (LGFV) hiện là bên mua lớn nhất của những dự án dở dang từ các công ty bất động sản vỡ nợ, bao gồm cả Evergrande. Sự tham gia ngày càng lớn của LGFV trong lĩnh vực bất động sản cùng đồng thời làm dấy lên quan ngại về áp lực nợ của các chính quyền địa phương. Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service, sự hiện diện ngày càng lớn của các LGFV trong lĩnh vực bất động sản có thể ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của họ. Bên cạnh đó, nỗ lực trực tiếp giải cứu các công ty bất động sản vỡ nợ của các LGFV, cùng với mối liên hệ ngày càng chặt hơn với lĩnh vực này, đang làm dấy lên mối lo ngại mới về sức khỏe tài chính của những chính quyền địa phương – mắt xích yếu nhất trong khu vực công ở Trung Quốc.

Chính phủ cần dựa vào các LGFV trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng một khi chính sách thay đổi, chúng tôi không loại trừ nguy cơ các LGFV sẽ vỡ nợ trái phiếu”, bà Zerlina Zeng, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại CreditSights (Singapore) nhận định. “Trung Quốc có thể lại phải tập trung vào việc thanh toán nợ cho các chính quyền địa phương khi tăng trưởng kinh tế phục hồi”.

Tính từ đầu năm ngoái đến nay, doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc đã vỡ nợ ít nhất USD 18 tỷ trái phiếu USD phát hành ở thị trường nước ngoài và khoảng USD 2,5 tỷ trái phiếu Nhân dân tệ phát hành trong nước.

Tại Việt Nam, sau những ảnh hưởng tiêu cực từ những vụ việc nổi cộm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khá trầm lắng trong 9 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh thông tư 16/2021/TT-NHNN đi vào hiệu lực với những điều kiện chặt chẽ về giao dịch TPDN đối với tổ chức tín dụng. Mặt khác, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) công bố hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của các công ty con Tập đoàn Tân Hoàng Minh đồng thời, Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phát hành, cung cấp dịch vụ trên thị trường cũng khiến thị trường chững lại.

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong 9 tháng 2022, có 411 đợt phát hành TPDN trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 244.191 tỷ đồng, giảm 67,78% so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế giá trị 625 triệu USD. Ngân hàng và bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong lượng phát hành thành công với tỷ trọng 63% và 24%. Cũng theo HNX, đến hết tháng 9, khối lượng trái phiếu mua trước hạn đạt 135.180 tỷ đồng. Lượng mua lại trái phiếu có xu hướng tăng cao kể từ tháng 6/2022. Về lãi suất, nhìn chung, lãi suất TPDN có xu hướng tăng theo xu hướng tăng lãi suất huy động. Có thể thấy, sau giai đoạn 2020 – 2021 tăng trưởng mạnh, quy mô thị trường TPDN chững lại và vẫn đang phần nào đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Áp lực đáo hạn trong ngắn hạn và tác động tiêu cực từ xu hướng tăng lãi suất. Theo ước tính của cơ quan nghiên cứu, khối lượng đáo hạn TPDN trong quý IV/2022 sẽ đạt 85.000 tỷ đồng, trong đó tập trung ở nhóm các ngân hàng (chiếm 53,4%), bất động sản (chiếm 27%). Khối lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 và 2024 ước khoảng 790.000 tỷ đồng, chiếm gần một nửa khối lượng TPDN đang lưu hành, có thể kéo theo nhu cầu phát hành để đảm bảo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế cho thấy, luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là 142.209 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,8% dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2021, đã giúp giảm được một phần quy mô đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng đảo nợ trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản khá thấp. Xét riêng tại ngành bất động sản đang chịu nhiều áp lực trong thời gian gần đây, trong năm 2023, ước tính có khoảng 130.000 tỷ đồng trái phiếu từ ngành bất động sản sẽ đáo hạn, chiếm khoảng 36% tỷ trọng giá trị đáo hạn năm 2023.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng nhanh và mạnh của lãi suất điều hành tại nhiều quốc gia trên thế giới trong khoảng thời gian ngắn tạo ra tác động tiêu cực lên các tài sản rủi ro neo theo lãi suất dài hạn. Thị trường TPDN không phải là ngoại lệ. Lãi suất trái phiếu được dự báo tăng ở cả 2 cấu phần lãi suất tham chiếu và phần bù rủi ro. Cùng với đó, liên tiếp các cảnh báo và các vụ việc gần đây liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro từ sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp thay đổi đáng kể. Do vậy, phần bù rủi ro để các nhà đầu tư tìm thấy sự hấp dẫn đối với kênh này cũng tăng thêm.

Theo các chuyên gia, TPDN đã và đang là một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất ngân hàng leo thang và tiếp cận tín dụng hạn hẹp. Đây cũng là một kênh dẫn vốn quan trọng, vì nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cùng với đó số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường còn quá nhỏ. Trong điều kiện ở Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới hình thành, quy mô thị trường còn nhỏ và chưa hề xảy ra vụ việc vỡ nợ nào, doanh nghiệp phát hành không kỳ vọng hỗ trợ nguồn [vốn] từ Chính phủ nhưng cần những cơ chế, chính sách để thị trường phát triển lành mạnh và giữ được niềm tin của nhà đầu tư, bởi nếu tiền nhàn rỗi chỉ gửi tiết kiệm, sẽ tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng vốn đã hết “room” tín dụng.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện nay triển vọng về kinh tế Việt Nam vẫn được các định chế tài chính đánh giá rất cao, tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 8%; thu ngân sách nhà nước có thể vượt khoảng 14,5%, CPI dưới 4%, bội chi ngân sách dưới 4%. Có thể thấy về chỉ số kinh tế vĩ mô thời điểm này vẫn tăng trưởng tốt, nhưng nếu không có biện pháp gì để thúc đẩy thị trường, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì sẽ rất khó khăn trong tương lai. Tuy vậy, thị trường chứng khoán vừa rồi suy giảm, riêng chỉ số VN-Index mất 600 điểm, tương đương giảm 38% so với đầu năm 2022. Trên thực tế, nhiều cổ phiếu mất tới 70% giá trị và vấn đề thanh khoản rất hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ và tín dụng diễn biến rất phức tạp, đặc biệt lãi suất liên tục tăng cao, lãi suất huy động trên 10%/năm. Như vậy có thể thấy nguồn tín dụng bị thắt chặt. Còn đối với thị trường bất động sản, sau thời gian tăng trưởng nóng thì hiện đứng trước nguy cơ vỡ bong bóng do thiếu vốn, cũng như niềm tin của thị trường suy giảm…

Mới đây, trong báo cáo chuyên đề về thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới đây, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fiin Ratings đánh giá đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp BĐS hiện cơ bản ổn định nhưng năng lực tín dụng đang trên đà suy yếu do suy giảm doanh số và triển khai dự án chậm. Theo dữ liệu tổng hợp từ kết quả kinh doanh của 54 doanh nghiệp BĐS nhà ở đang niêm yết của Fiin Ratings, tính đến cuối quý I/2022, tỷ lệ đòn bẩy nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này là 0,47 lần, trong khi tỷ lệ bao phủ lãi vay là 5,69 lần. Cả 2 chỉ số quan trọng đo lượng năng lực tài chính của doanh nghiệp đều thấp hơn so với cuối năm 2021 lần lượt là 0,48 và 7,05 lần. Dữ liệu trên cho thấy khả năng vay và trả nợ của các doanh nghiệp này vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, theo Fiin Ratings, tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh khác gặp hạn chế. Đáng chú ý, thời gian quay vòng hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS đã tăng lên ở mức rất cao, lên mức trên 1.497 ngày tại thời điểm cuối tháng 6/2022. Điều này đồng nghĩa với việc với tốc độ triển khai và bán hàng như diễn ra trong quý II vừa qua thì phải mất hơn 4 năm các doanh nghiệp mới giải phóng lượng hàng tồn kho này. Fiin Ratings đánh giá đây là mức cao báo động cho các doanh nghiệp BĐS. Vấn đề trên càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh các doanh nghiệp BĐS niêm yết chứng kiến doanh thu thuần giảm 49% và lợi nhuận sau thuế giảm 72,5% trong quý II/2022 và dự kiến năm 2022 đi ngang.

Một yếu tố đáng lo ngại hơn đang được giới chuyên gia cảnh báo, đó là áp lực thanh toán nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới của các doanh nghiệp ngành này sẽ rất lớn. Trong giai đoạn 2019 – 2021, các doanh nghiệp BĐS có xu hướng tăng nợ vay, đặc biệt thông qua hoạt động phát hành trái phiếu BĐS. Theo đó, một lượng lớn TPDN BĐS sẽ đáo hạn từ quý III/2022 và tập trung chính vào năm 2023 – 2024. Trong đó, quy mô đáo hạn trái phiếu các doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng 40 – 45% tổng giá trị phát hành. Tổng quy mô trái phiếu đáo hạn năm 2023 – 2024 ước tính lần lượt khoảng 317.500 tỷ đồng và 363.400 tỷ đồng, cao hơn mức 220 nghìn tỷ đồng năm 2022. Do đó, chuyên gia cho rằng, đây là áp lực tương đối lớn đặc biệt đối với các doanh nghiệp BĐS. Chưa kể, một loạt yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của các doanh nghiệp BĐS như khả năng lãi suất tăng; một số ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng đổ vào BĐS…

Theo đề công bố của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô ngành bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản toàn nền kinh tế. Cụ thể, năm 2020, tỷ trọng bất động sản so với tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8% (USD 205,26 tỉ / USD 986,82 tỉ); năm 2025 sẽ là 21,2% (USD 462,7 tỉ / USD 2183,09 tỉ) và đến năm 2030 là 22% (USD 1232,29 tỉ / USD 5601,31 tỉ). Về giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản giai đoạn 2020, 2025 và 2030, đề tài dự báo năm 2020, giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản ước đạt 484,9 nghìn tỉ đồng (USD 20,89 tỉ), chiếm 7,70 % GDP. Đến năm 2025 giá trị ngành này ước đạt 1.249,8 nghìn tỉ đồng (USD 53,84 tỉ), chiếm 9,72% GDP; năm 2030 ước đạt 3.428,7 nghìn tỉ đồng (USD 147,71 tỉ), chiếm 13,6% GDP. Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019). Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP.

Có thể thấy qua các nghiên cứu, khi nhu cầu sử dụng thật sự của ngành bất động sản mở rộng tăng 1 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỉ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỉ đồng; ngành kinh doanh bất động sản tăng 1 tỉ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỉ đồng và 0,12 tỉ đồng đến giá trị tăng thêm. Đặc biệt, năng suất lao động của ngành bất động sản cao hơn năng suất lao động chung của nền kinh tế khoảng 10 lần (theo khảo sát của GSO). Đáng lưu ý, theo nghiên cứu này chỉ ra trong trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% sẽ kéo theo GDP giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%, tiếp theo đó là các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); du lịch (giảm 0,352%); dịch vụ khác (giảm 0,348%)…

Thực tế cũng đã chứng minh, khi thị trường bất động sản phát triển sẽ giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, kiến trúc, các đơn vị thi công xây dựng phát triển; thị trường này phát triển còn mở rộng thị phần cho vay của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và giúp quay nhanh vòng vốn cho vay, tạo ra lợi nhuận lớn để tái đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh; doanh nghiệp bất động sản có lãi sẽ giúp Nhà nước tăng thêm nguồn vốn vào ngân sách thông qua việc điều tiết thu thuế…

Khi thị trường bất động sản đóng băng hay đổ vỡ sẽ gây ra hệ lụy tiêu cực. Đó là nguồn vốn bị chôn vào đất, không quay vòng, dẫn đến nguy cơ thua lỗ không chỉ cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà cho cả các ngân hàng thương mại; công nhân bị mất việc làm. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, kiến trúc, các đơn vị thi công xây dựng… bị đình trệ. Nguy cơ doanh nghiệp mất khả năng chi trả vốn và lãi vay sẽ làm tê liệt hoạt động của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định phát triển của nền kinh tế.

Vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là TPND BĐS trong thời gian gần đây chưa tuân thủ quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường. Việc tách thửa, phân lô bán nền tại một số địa phương chưa theo đúng quy định của pháp luật tác động xấu đến bộ mặt đô thị, khu dân cư của các địa phương, như: đầu tư xây dựng tự phát, không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo cơ hội đầu cơ, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm trục lợi… Bên cạnh đó, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản chưa đảm bảo việc quản lý tốt các giao dịch, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới chưa được kiểm soát tốt. Có hiện tượng các sàn cấu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, gây “sốt ảo”, ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường…

Từ đầu năm nay 2022, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030, trong đó mục tiêu dư nợ thị trường TPDN đạt tối thiểu 20% GDP. Trong khi 9 tháng đầu năm 2022, quy mô của thị trường TPDN mới chỉ chiếm khoảng 16% GDP. Có thể thấy, trong dài hạn định hướng của cơ quan quản lý là đẩy mạnh sự phát triển của thị trường, nâng cao vai trò của TPDN là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. Như vậy, các động thái rà soát, siết chặt thị trường trái phiếu trong thời gian vừa qua được xem lại là một động thái tích cực để lành mạnh hoá thị trường.

Về phía cung, tổng giá trị phát hành TPDN có thể phục hồi trở lại từ nửa cuối năm 2023. Nghị định 65 mới cho phép các doanh nghiệp được phát hành TPDN với mục đích cơ cấu nợ. Đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn, giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành TPDN – đảo nợ?

Về phía cầu, số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ điều kiện sẽ sụt giảm trong ngắn hạn.

Thời gian vừa qua, bên cạnh tác động của Covid-19 thì do vướng mắc pháp lý, đa số dự án đã bị đình trệ, doanh nghiệp không chỉ bị hụt mất vốn mà còn phải gánh thêm các phát sinh chi phí tài chính. Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bất động sản đang còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn; thủ tục cấp phép rườm rà; cơ chế, chính sách cho phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ chưa phù hợp; quy định về phát triển, giao dịch sản phẩm condotel chưa rõ ràng; không ít đơn vị thực thi pháp luật hiện vẫn chưa hiểu rõ, chưa nắm được việc nên làm và việc không nên làm. Từ đó tạo nên khủng hoảng cho thị trường bất động sản trong thời gian gần đây, thể hiện ở sức mua bất động sản nhà ở rất mạnh nhưng không có hàng để bán. Nguồn cung khan hiếm do hàng loạt dự án bị “đóng băng”, kéo theo hệ lụy là đẩy giá nhà đất lên cao. Người dân, nhất là những người có thu nhập trung bình trở xuống càng khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Còn doanh nghiệp thì khốn đốn vì chi phí vốn đội lên nhiều lần, lãi vay ngân hàng tăng và đặc biệt là bị mất cơ hội kinh doanh.

Thực tế trên cũng cho thấy, thị trường bất động sản liên quan mật thiết đến quá trình đô thị hóa nhưng lại chưa phát huy được hết vai trò và tiềm năng vốn có. Từ đó khiến cho mức độ đô thị hóa ở Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Quá trình đô thị hóa cũng còn nhiều bất cập: chưa tạo ra sự thay đổi thực sự về chất lượng sống của cư dân đô thị; tình trạng phát triển đô thị tràn lan, thiếu quy hoạch bài bản, nhiều khu đô thị chậm triển khai hoặc bỏ hoang… gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Đáng chú ý, chỉ riêng tháng 3/2022, giá của một số loại hình BĐS đã tăng cao. Điển hình như phân khúc căn hộ chung cư của Hà Nội tăng giá 1,53%, nhà ở riêng lẻ tăng giá 2,24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Phân khúc đất thổ cư, đất nền tại Hà Nội có biến động giá, so với cùng kỳ tăng trung bình từ 20-25%. Nhiều khu vực phía Tây Hà Nội như huyện Chương Mỹ xuất hiện tình trạng tăng giá nóng, tăng gần 35-74%. Còn ở TP HCM, mặt bằng giá bán căn hộ so với quý trước tăng 3-4% và so với cùng kỳ tăng gần 10%, giá thuê cũng tăng từ 4-7%. Phân khúc đất thổ cư, đất nền rao bán tại TP HCM tăng giá từ 10 -25%. Với các địa phương thuộc khu vực Đông – Tây Nam Bộ như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, ghi nhận giá đất thổ cư  so với cùng kỳ năm 2021 tăng từ 7-27%. Với những dấu hiệu trên, nhiều chuyên gia nhận định giá thị trường bất động sản 2023 sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Trong khi đó, Bộ Xây dựng cho rằng mức giá nguyên vật liệu đầu vào xây dựng như thép, đá, cát, vận tải tăng… kết hợp cùng với áp lực khan hiếm nguồn cung mới, sẽ khiến giá thị trường bất động sản 2023 tiếp tục tăng hơn trong thời gian [sắp] tới.

Từ các biến động thị trường, có thể nói, hầu như nguồn cung mới chỉ tập trung ở những giai đoạn tiếp theo của một vài dự án quy mô lớn. Trước áp lực từ việc chi phí đầu vào leo thang, mặt bằng giá bán sơ cấp được đẩy lên cao trong khi giá cũng như thanh khoản thứ cấp không có nhiều biến động. Theo một số thống kê, giá bán BĐS ở một số khu vực và phân khúc nhất định hiện đang cao gấp 20 – 25 lần khả năng chi trả của người dân và con số này được dự đoán vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Phân khúc nhà ở đang khan hiếm nguồn cung ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Các chủ đầu tư dự án vẫn đang tích cực triển khai và kích hoạt các dự án nhưng do các rào cản về pháp lý nên nhiều địa phương rất chậm trong việc phê duyệt dự án. Theo đó, nguồn cung hiện chưa vào thị trường chứ không phải là không còn trên thị trường, và nó luôn sẵn sàng để bùng nổ trở lại. Đáng chú ý, nhu cầu của người dân vẫn cao nhưng giá bất động sản bị đẩy lên mạnh đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của thị trường. Ngoài ra, nhiều người muốn mua nhà nhưng đang gặp khó khăn do không vay được vốn từ ngân hàng.

Dưới góc độ doanh nghiệp, các chủ đầu tư có thể sẽ phải đối mặt không ít khó khăn liên quan đến việc huy động nguồn lực, thu xếp nguồn vốn để phát triển dự án. Từ đó, bỏ lỡ những cơ hội thị trường nhất định, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, hoặc thậm chí buộc họ phải tiếp cận những kênh huy động khác trên thị trường vốn với mức chi phí cao hơn, rủi ro “bào mòn” lợi nhuận doanh nghiệp. Trước những khó khăn kể trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị những động thái ứng biến linh hoạt, các phương án phòng ngừa để thích ứng với điều kiện thị trường thời điểm hiện tại, có thể kể đến như: đa dạng các kênh huy động vốn, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…) với mức lãi suất hợp lý, nếu…

Xét ở khía cạnh tích cực, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì xu hướng phục hồi khả quan. Kỳ vọng dòng vốn được khơi thông trong năm 2023 là có cơ sở nếu xem xét đến vấn đề tín dụng từ năm 2011 đến nay, dù Chính phủ áp hạn mức tín dụng để duy trì sự phát triển ổn định cho thị trường và dòng vốn vào bất động sản vẫn tăng trưởng qua các năm, không suy giảm…

Để chống lại sự sụt giảm của thị trường, một số doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc đã nghĩ ra những phương thức tiếp thị đầy sáng tạo… Theo Reuters, một công ty phát triển nhà có tên Central China ở tỉnh Hà Nam mới đây đăng quảng cáo nói rằng người mua nhà có thể “đổi lúa mỳ lấy nhà”. Theo nội dung quảng cáo này, khách hàng mua nhà có thể dùng lúa mỳ với mức giá 2 Nhân dân tệ mỗi cân (tương đương khoảng 800 gram) để thực hiện khoản đặt cọc trị giá tới 160.000 Nhân dân tệ (tương đương USD 23.900) cho việc mua căn hộ tại một dự án của công ty.” – VnEconomy.

Tại Việt Nam, chúng ta đã thấy trái phiếu [quy] đổi lấy m2 nhà [tại Novaland], hay chia nhỏ miếng bánh đồng sở hữu [như VMI] đang còn đầy tranh cãi về pháp lý…

vậy sang 2023, sẽ còn lại gì tiếp theo để các chuyên gia ngành đem bất động sản ra quy đổi?

</>

Tuần – Week: 28/11 – 02/12/2022

<For English version, please scroll down…>

Tháng chạp…

Các sự kiện chính – Main events:

Gần 1 tháng nữa, năm 2022 sẽ chính thức khép lại. Phần lớn các chuyên gia khi được hỏi nhận định như thế nào về thị trường, họ đều chung đánh giá: 2022 là một năm đầy “bão giông” với bất động sản. Dẫu vậy, với niềm tin vào chính sách điều hành của Chính phủ, cộng hưởng loạt yếu tố tích cực từ bệ đỡ kinh tế, 2023 được kỳ vọng sẽ là thời điểm thị trường bất động sản phục hồi.

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trái phiếu trong mọi hoàn cảnh – Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật.

Tết cận kề, nhưng với nhiều công nhân, thay vì chờ thưởng Tết mức cao hay thấp như nhiều năm trước, giờ họ chỉ mong có việc làm, được tăng ca để có thu nhập như bình thường.

Tại sao nó ảnh hưởng – Why were it affected:

Nửa năm đầu, thị trường bất động sản có một dấu hiệu phục hồi rất tốt sau đại dịch. Nhưng sang đến nửa cuối năm, tình hình càng ngày càng tệ và bắt đầu từ vấn đề của Tân Hoàng Minh. Đến quý III/2022, tình hình trở nên nghiêm trọng khi FED tăng lãi suất với mức độ và cường độ rất mạnh. Các ngân hàng sang nửa cuối năm đều siết lại tín dụng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn. Ngân hàng Nhà nước đã mở room cho 19 ngân hàng và sau đó là 4 ngân hàng tiếp theo nhưng tình hình không cải thiện được nhiều. Nhìn chung, thị trường bất động sản gặp vấn đề về vốn và tiếp đến là thanh khoản. Đặc biệt, trong 2 quý III và IV, thị trường bất động sản dồn dập đối mặt với nhiều khó khăn. Về khó khăn, vấn đề lớn nhất của thị trường chính là tiền và thanh khoản. Một vấn đề quan trọng nữa là cơ cấu nguồn hàng. Sản phẩm nhà ở thiết thực, phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dân khan hiếm. Ví dụ, hiện tại xuất hiện một dự án với căn hộ chung cư giá rẻ chỉ 25 triệu đồng/m2 hoặc giá đất cũng chỉ vài chục triệu/m2 tại các đô thị, người có nhu cầu sẽ tìm tới mua ngay. Nhưng, vấn đề ở chỗ, các dự án chưa mang đến hàng phù hợp với người mua, dẫn tới lệch pha cung – cầu; nguyên nhân của vấn đề này lại đến từ một phần chính sách chưa tháo gỡ, dẫn tới không tạo ra nguồn cung dồi dào. Cộng thêm dòng tiền bị nghẽn khiến tiến độ dự án chậm, khó phê duyệt. Các dự án cứ dang dở và cuối cùng tác động lại, tạo ra vòng luẩn quẩn.

Chiều 1/12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, trả lời câu hỏi: Bộ Tài chính có biện pháp gì để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết đang có nhiều khó khăn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Về khối lượng phát hành, tính đến 25/11 có xu hướng giảm khi chỉ có khoảng 331.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, giảm hơn 31,6% so với cùng kỳ. Việc phát hành có xu hướng giảm dần trong qua các quý gần đây. Ngoài ra, hiện tượng doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn cũng phản ánh khó khăn của thị trường. Ước tính đến 25/11, khối lượng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp phát hành là 161.000 tỷ đồng, bằng 114% khối lượng mua lại của năm 2021. Cũng theo ông Chi, niềm tin với thị trường trái phiếu cũng đang giảm sút xuất phát từ một số vụ việc vi phạm từ doanh nghiệp phát hành, ngân hàng thương mại; cùng với đó, các tin đồn không chính xác cũng ảnh hưởng đến thị trường. “Các doanh nghiệp phát hành đang gặp khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, tín dụng. Bức tranh thị trường trái phiếu đang ở gam màu trầm”, ông Chi nhấn mạnh.

Số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có gần nửa triệu công nhân không còn được làm việc thường xuyên như trước, do doanh nghiệp (DN) thiếu đơn hàng. Một công nhân Công ty Giày Annora, Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa cho biết, từ đầu tháng 10, do thiếu đơn hàng, công ty đã thông báo cho công nhân một số bộ phận nghỉ vài ngày trong tháng để chờ việc. Theo phương án, nếu công nhân còn ngày nghỉ phép năm thì đăng ký nghỉ phép theo chế độ. Công nhân đã nghỉ hết số ngày phép năm thì nghỉ chờ việc. Thời gian nghỉ, công ty vẫn trả lương cơ bản. Việc ít khiến thu nhập của người công nhân và các đối tượng khác giảm mạnh. Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cho hay, một số DN trên địa bàn đang gặp khó khăn (đặc biệt là các DN sản xuất hàng dệt may, da giày xuất khẩu) trong hoạt động sản xuất khi đơn hàng giảm, chi phí mua nhiên vật liệu tăng cao. Đã có DN dệt may không có đơn hàng và sẽ ngừng hoạt động trong 3 tháng tới nếu tình hình không cải thiện. “Về cơ bản, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định. Phần lớn các DN bị giảm đơn hàng không tổ chức làm thêm giờ. Thu nhập của người lao động giảm 500 – 1 triệu đồng/tháng so với trước. Một số DN ngành may mặc do đơn hàng giảm mạnh phải cắt giảm lao động”, bà Hương cho biết.

Xu hướng chính – Key trends:

Trong 3 quý đầu năm, có thể nói các phân khúc bất động sản như nhà ở, thương mại, công nghiệp, nghỉ dưỡng đều cho thấy sự phục hồi nhất định sau một thời gian dài chịu tác động của đại dịch. Báo cáo quý III cho thấy những chỉ số đáng lạc quan ở từng phân khúc cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước cũng như tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực đóng góp 3,58% GDP nền kinh tế trong năm 2021 này. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế rằng bức tranh hồi phục ấy không chỉ toàn những gam màu sáng, thị trường đối mặt với một số khó khăn chính:

  • Thứ nhất, nguồn cung hạn chế, các sản phẩm mới trên thị trường chủ yếu ở phân khúc cao.
  • Thứ hai, hệ thống ngân hàng thắt chặt tín dụng; Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát trái phiếu doanh nghiệp; và lãi suất đang tăng cao.
  • Thứ ba, tình trạng tắc nghẽn pháp lý trong thời gian dài gây khó khăn cho nguồn cung thị trường, ảnh hưởng đến phương án tài chính của chủ đầu tư dẫn đến giá thành tăng.
  • Thứ tư, quỹ đất phát triển dự án rất hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển dự án mới của các chủ đầu tư.

Sau giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2012, thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ hồi phục và tăng trưởng mới. Giai đoạn 2015 – 2019, thị trường chứng kiến sự tăng nóng cả nguồn cung, tiêu thụ và nhất là mặt bằng giá. Nguồn cung tăng mạnh nhưng các sản phẩm chủ yếu tập trung phân khúc cao cấp và hạng sang, dự án vừa túi tiền dành cho đại đa số người dân ngày càng khan hiếm đến nay gần như đã mất tích. Khách mua chủ yếu là nhà đầu tư chiếm tỷ lệ lớn 70% – 80%. Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, đa phân các nhà đầu tư sẽ sử dụng đòn bẩy 70% giá trị bất động sản. Điều này dẫn đến rủi ro khi thị trường bất ổn, nhà đầu tư sẽ bán tháo bất động sản để thu hồi vốn.

Về giải pháp ổn định, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó vấn đề quan trọng là đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định 65 tăng cường tính công khai minh bạch thị trường, xử lý vấn đề bất cập cũng như bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Tuy nhiên thị trường thay đổi nhanh chóng thời gian qua. Để thích ứng với tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu ra soát, những bổ sung cần thiết thì phải thực hiện ngay. Ông Chi khẳng định nếu doanh nghiệp nào vi phạm pháp luật thì các cơ quản lý sẽ xử lý nghiêm trên tinh thần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH một số địa phương cho thấy, hiện tình trạng công nhân thiếu, mất việc làm đã diễn ra và có xu hướng tăng. Cụ thể, tại Nam Định đã có hơn 5.500 công nhân bị mất việc. Vĩnh Long có 9 DN cho hơn 7.400 công nhân ngừng việc và hơn 1.500 người mất việc làm. Bến Tre dự kiến trong 3 tháng tới sẽ có hơn 2.000 công nhân bị cắt giảm. Từ tháng 6 tới nay, tại Long An có hơn 1.300 công nhân mất việc làm trong khi Tây Ninh có hơn 43.500 công nhân bị ảnh hưởng do DN thiếu đơn hàng, trong đó có hơn 1.300 công nhân mất việc. Tại Hải Dương, trong số các DN báo cáo, có 29 DN gặp khó khăn về đơn hàng do giá nguyên vật liệu tăng cao nên phải cắt giảm việc làm. Có hơn 300 người mất việc, hơn 1.800 người giảm giờ làm, hơn 1.500 người ngừng, nghỉ việc không lương. Dự kiến trong 3 tháng tới, tại Hải Dương có thêm 41 DN sẽ cắt giảm thêm gần 3.000 công nhân… Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hải Dương và nhiều địa phương khác cùng đề xuất các bộ ngành, Chính phủ có chính sách hỗ trợ DN gặp khó khăn do thiếu đơn hàng được giảm thuế, phí, bảo hiểm; hỗ trợ công nhân bị giảm, mất thu nhập do thiếu việc.

Cái gì tiếp theo – What comes next:

Hiện nay, thị trường cũng sẽ cần có những sự điều chỉnh, bởi lẽ giá của nhà ở thấp tầng đang bị đẩy lên cao. Bản thân các sản phẩm này đã được đầu tư, mua đi, bán lại trên thị trường sơ cấp khiến cho các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp cũng sẽ có những khó khăn nhất định trong việc điều chỉnh giá đặc biệt là khi họ không quá áp lực về thanh khoản. Điều này dẫn đến sẽ là rào cản thu hút nhà đầu tư vào cái phân khúc này. Một số chính sách, luật sửa đổi đang được trình quốc hội và sẽ cần thời gian để trở nên minh bạch hơn. Khi việc tính toán các chi phí trong phát triển dự án rõ ràng hơn, thị trường cũng sẽ cần có thời gian để điều chỉnh. Ít nhất trong giai đoạn 2022-2023, những người có nhu cầu mua để ở vẫn sẽ tiếp tục thực hiện giao dịch, trong khi đó mua với mục đích đầu tư sẽ có những hạn chế đặc biệt trên thị trường Hà Nội. Các thị trường lớn sẽ cần thời gian để xem xét, rà soát lại về pháp lý, về phê duyệt dự án để có thể đưa ra những nguồn cung mới. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn giữ cái nhìn lạc quan, thị trường sẽ phát triển và đa dạng hơn với lượng đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản.

Cũng theo ông Chi, ngày 23/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm việc với 37 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có quy mô phát hành lớn và có đáo hạn trong cuối năm 2022 và 2023, cùng với đó là gần một chục công ty chứng khoán. Theo ông Chi, tại buổi làm việc các doanh nghiệp chủ yếu tập trung đề xuất các giải pháp như: Khôi phục niềm tin, tháo gỡ khó khăn trong thanh khoản và hoàn thiện khung pháp lý được tập trung rất cao. “Sau buổi làm việc, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi đến các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có yêu cầu các doanh nghiệp phải ưu tiên sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư. Trường hợp khó khăn cần có phương án thỏa thuận với nhà đầu tư. Bằng mọi cách, doanh nghiệp phát hành phải thực hiện hết khả năng của mình”, ông Chi cho biết.

Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐ) Việt Nam cho biết, cơ quan này cùng Bộ LĐ-TB&XH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa nhóm họp về tình hình công nhân giảm, mất việc. Sau khi đánh giá tình hình, các bên đã đề xuất một số giải pháp để báo cáo Chính phủ như: Có thêm gói tài chính hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân; gói hỗ trợ DN đào tạo lại LĐ, nâng cao tay nghề; hỗ trợ DN chuyển đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất để duy trì việc làm; xem xét miễn, giảm, hoãn một số loại thuế, phí cho DN… Với đề xuất hỗ trợ đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho người LĐ, theo ông Phan Anh, cần điều chỉnh lại vì các gói hỗ trợ trước đây giải ngân không được nhiều. Bên cạnh đó nghiên cứu hỗ trợ trực tiếp công nhân, hỗ trợ cả sinh hoạt phí trong thời gian họ đi học. “Công nhân đã mất việc sẽ không có thu nhập, phải tìm việc khác để lo sinh kế, nên không có thời gian cũng như tâm trạng để đi học. Nếu có hỗ trợ đào tạo lại LĐ, cần bổ sung các khoản hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ sinh hoạt phí. Nếu chỉ hỗ trợ học phí sẽ rất khó thành công”, ông Phan Anh nói.

Dấu hiệu rủi ro – Risk signals:

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam cho biết, thống kê từ báo cáo của 44 tỉnh thành cho thấy, có hơn 1.200 DN gặp khó khăn về đơn hàng, do đó ảnh hưởng tới việc làm của trên 472.200 LĐ. Trong số đó có hơn 41.500 LĐ bị mất việc làm (chiếm gần 9% tổng số LĐ bị ảnh hưởng), số còn lại bị giảm giờ làm, nghỉ việc không lương. Khó khăn nhất là khối DN dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử… xuất khẩu, khi thị trường châu Âu, Mỹ giảm đặt và nhập hàng. Trong số các DN giảm đơn hàng nói trên, có 30 DN đang nợ hơn 110 tỷ tiền lương của gần 7.000 LĐ. Có 121 DN nợ tiền bảo hiểm xã hội của hơn 32.300 LĐ với số tiền hơn 237 tỷ đồng.

Tết lại đang về…

___

xxx – npl

<Week …>

December…

Main events:

Nearly a month from now, 2022 would officially end. Most experts when asked how they would feel about the market, they all came to agree: 2022 had been a year full of “storms” for real estate. However, with confidence in the Government’s operating policies, and a series of positive factors from the economic base, 2023 was expected to be the time when the real estate market recovered.

Protecting the legitimate interests of bond investors in all circumstances – Deputy Minister of Finance Nguyen Duc Chi had emphasized that the issuer would be strictly handled in violation of the law.

Tet was approaching, but for many workers, instead of waiting for Tet bonuses to be high or low like many years ago, they now just wanted to have a job and worked overtime to earn normal income.

Why were it affected:

In the first half of the year, the real estate market had showed a very good sign of recovery after the pandemic. But in the second half of the year, the situation got worse and worse and started with the problem of Tan Hoang Minh. By the third quarter of 2022, the situation became serious when the Fed raised interest rates with a very strong degree and intensity. Banks in the second half of the year tightened credit, making it difficult for businesses to access capital. The State Bank had opened room for 19 banks and then the next 4 banks, but the situation had not improved much. In general, the real estate market had problems with capital and then liquidity. In particular, in the third and fourth quarters, the real estate market had faced many difficulties. In terms of difficulty, the biggest problem of the market was money and liquidity. Another important issue was the source structure. Practical housing products, suitable for the needs of the majority of people, were scarce. For example, currently there was a project with cheap apartments for only VND 25 million/m2 or the land price was only a few tens of millions/m2 in urban areas. But, the problem was, the projects had not brought the right goods for buyers, leading to the supply-demand mismatch; the cause of this problem came from a part of the policy that had not been removed, leading to not creating an abundant supply. Plus, the cash flow was congested, making the project progress slow and difficult to approve. Projects stayed unfinished and eventually backfire, creating a vicious cycle.

On the afternoon of December 1, at the Government’s regular press conference in November 2022, answering the question: What measures the Ministry of Finance had to ensure the interests of investors, Deputy Minister of Finance Nguyen Duc Chi said that there were many difficulties with the corporate bond market, especially privately issued bonds. Regarding the issuance volume, as of November 25, there was a downward trend when only about VND 331,000 billion of bonds were issued, down more than 31.6% over the same period. Issuance tended to decrease gradually in recent quarters. In addition, the phenomenon of enterprises issuing repurchase before maturity also reflected the difficulties of the market. It was estimated that by November 25, the early redemption volume of issuers would be 161,000 billion dong, equalling to 114% of the repurchase volume of 2021. According to Mr. Chi, confidence in the bond market was also decreasing. The decline came from a number of violations from issuers and commercial banks; along with that, inaccurate rumors also affected the market. “Issuing businesses are facing difficulties in liquidity, cash flow and credit. The picture of the bond market is in a deep color,” said Mr. Chi.

Data from the Vietnam General Confederation of Labor showed that the country currently had nearly half a million workers who were no longer able to work as regularly as before, due to a lack of orders from businesses. A worker at Annora Shoes Company, Nghi Son Economic Zone, Thanh Hoa said that from the beginning of October, due to a lack of orders, the company informed workers in some departments to take a few days off a month to wait for work. According to the plan, if the workers still had annual leave days, they would register for the leave according to the regime. Employees who had taken all annual leave days would take leave to wait for work. During the break, the company still paid the basic salary. Less work caused the income of workers and other objects to decrease sharply. Ms. Vu Thi Huong, Director of Thanh Hoa Department of Labour, Invalids and Social Affairs, said that some businesses in the area were facing difficulties (especially enterprises producing textiles, garments, and footwear for export) in production activities when orders goods decreased, the cost of purchasing materials increased. There had been textile enterprises without orders and would stop operating in the next 3 months if the situation did not improve. “Basically, production and business activities of enterprises in the province are still stable. The majority of businesses whose orders have been reduced do not organize overtime. The employee’s income decreased by 500-1 million VND/month compared to before. Some garment enterprises due to a sharp decrease in orders had to cut workers,” said Ms. Huong.

Key trends:

In the first 3 quarters of the year, it could be said that real estate segments such as housing, commerce, industry, and resort had all showed a certain recovery after a long time of being impacted by the pandemic. The third quarter report showed optimistic indicators in each segment, showing the strong interest of large domestic and foreign investors as well as the growth potential of the sector contributing 3.58% of GDP in 2021. However, it was also important to recognize the fact that the recovery picture was not only full of bright colors, but the market also faced a number of main difficulties:

  • Firstly, the supply was limited, the new products on the market were mainly in the high segment.
  • Second, the banking system tightened credit; The Ministry of Finance strengthened control of corporate bonds; and interest rates were rising.
  • Third, the legal bottleneck for a long time made it difficult for market supply, affecting the investor’s financial plan, leading to increased costs.
  • Fourth, the land fund for project development was very limited, affecting the ability of investors to develop new projects.

After the 2008-2012 crisis period, the real estate market started a new cycle of recovery and growth. In the period of 2015 – 2019, the market witnessed a hot increase in supply, consumption and especially the price level. Supply increased sharply, but products mainly focused on high-end and luxury segments, affordable projects for the majority of people were increasingly scarce until now, almost missing. Buyers were mainly investors, accounting for a large proportion of 70% – 80%. The ratio of using financial leverage was large, most investors would use 70% leverage of real estate value. This leaded to the risk that when the market was unstable, investors would sell off real estate to recover capital.

Regarding solutions to stabilize and develop the corporate bond market, in which the important issue was to ensure the interests of investors, Deputy Minister Nguyen Duc Chi said that the Government had issued Decree 65 to enhance market transparency, dealing with inadequacies as well as protecting investors’ interests. However, the market had changed rapidly over time. In order to adapt to the new situation, the Prime Minister had also requested a review, necessary additions oughted to be implemented immediately. Mr. Chi affirmed that if any enterprise violated the law, the management agencies would strictly handle it in the spirit of protecting the legitimate interests of investors in any circumstances.

Statistics from the Department of Labour, Invalids and Social Affairs in some localities showed that the situation of workers shortage and job loss had taken place and tends to increase. Specifically, in Nam Dinh, more than 5,500 workers lost their jobs. Vinh Long had 9 businesses for more than 7,400 workers who stopped working and more than 1,500 people lost their jobs. Ben Tre expected that in the next 3 months, more than 2,000 workers would be cut. From June to now, in Long An, more than 1,300 workers lost their jobs while Tay Ninh had more than 43,500 workers affected by lack of orders, of which more than 1,300 workers lost their jobs. In Hai Duong, among the enterprises that reported, there were 29 enterprises having difficulty in ordering due to the high price of raw materials, so they had to cut jobs. More than 300 people lost their jobs, more than 1,800 people reduced their working hours, more than 1,500 people stopped or quit without pay. It was expected that in the next 3 months, in Hai Duong, 41 more enterprises would cut nearly 3,000 more workers… Leaders of Hai Duong Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and many other localities had proposed to ministries, sectors and the Government to have policies supporting businesses facing difficulties due to lack of orders to receive tax, fee and insurance reduction; support abundant workers, lost income due to lack of work.

What comes next:

Currently, the market would also need adjustments, because the price of low-rise housing was being pushed up. These products themselves had been invested, bought, and sold on the primary market, making investors in the secondary market also had certain difficulties in adjusting prices, especially when they had no pressure on liquidity. This leaded to a barrier to attracting investors into this segment. A number of revised policies and laws were being submitted to the National Assembly and would take time to become more transparent. As the calculation of the costs of project development became clearer, the market would also need time to adjust. At least in the period of 2022-2023, those wishing to buy to stay would still continue to make transactions, while buying for investment purposes would have special restrictions on the Hanoi market. Large markets would need time to review and review the legality and approval of the project to be able to introduce new supplies. However, experts still kept an optimistic view, the market would develop and diversify with the amount of foreign investment in the real estate market.

According to Mr. Chi, on November 23, Minister of Finance Ho Duc Phuc worked with 37 private issuers of corporate bonds with large issuance scale and maturity in late 2022, 2023, along with nearly a dozen securities companies. According to Mr. Chi, at the meeting, businesses mainly focused on proposing solutions such as restoring confidence, removing difficulties in liquidity, and perfecting the legal framework. “After the meeting, the Ministry of Finance sent a document to the bond issuers, asking them to prioritize using all resources to fulfill their commitments to investors. In difficult cases, it is necessary to have an agreement with the investor. By all means, the issuer must perform to the best of its ability,” said Mr. Chi.

Phan Van Anh, Vice Chairman of the Vietnam General Confederation of Labor, said that this agency, together with the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the Vietnam Confederation of Commerce and Industry (VCCI) had just met to discuss the situation of workers’ job-loss. After assessing the situation, the parties proposed a number of solutions to report to the Government such as: Additional financial package to support rent for workers’ accommodation; package to support enterprises to retrain workers and improve skills; supporting enterprises to transform technology and production lines to maintain jobs; consider exemption, reduction, postponement of some taxes and fees for businesses… With the proposal to support retraining and improve skills for employees, according to Mr. Phan Anh, it was necessary to adjust because of previous support packages. Disbursement here was not much. Besides, research directly supported workers, including living expenses while they went to school. “Workers who have lost their jobs will have no income, have to find other jobs to earn their livelihood, so they don’t have the time or mood to go to school. If there is support for retraining of workers, it is necessary to supplement direct support and living expenses. If you only support tuition fees, it will be very difficult to succeed,” said Mr. Phan Anh.

Risk signals:

The leader of the Vietnam General Confederation of Labor said that statistics from 44 provinces and cities showed that more than 1,200 enterprises had difficulties in ordering, thus affecting the employment of more than 472,200 workers. Among them, more than 41,500 workers lost their jobs (accounting for nearly 9% of the total number of affected workers), the rest had their working hours reduced and unpaid leave. The most difficult block was the textile, leather and footwear, wood processing, electronic … export enterprises, when the European and American markets reduced orders and imports. Among the enterprises that reduced their orders mentioned above, there were 30 enterprises that owed more than 110 billion in salary of nearly 7,000 workers. There were 121 businesses that owed the social insurance money of more than 32,300 employees with an amount of more than VND 237 billion.

Tet has been on the way…

xxx – npl

Văn – 01/202212: giọng chuẩn

Giọng chuẩn là như thế nào? Cái gì được gọi là giọng chuẩn…

Giọng người Sài Gòn được xem là chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc…

Giọng Sài Gòn không hoàn toàn ngọt như mía lùi như một số người Tây Nam Bộ như ở một số vùng sông nước mênh mang chín dòng phù sa, cũng không nặng nề như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt; giọng người Sài Gòn ngọt nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn…

Còn với giọng miền Bắc chuẩn của người Hà Nội, nhà văn Chu Lai từng tán tụng:

Giọng nói con gái Hà Nội thật nhẹ, thật chuẩn, thoáng chút giận hờn, thoáng chút tinh nghịch, thoáng chút nhõng nhẽo như chưa lớn, như vừa mới lớn, như chưa yêu lại như vừa được yêu, đang yêu, ngọt lịm, tinh khiết, như hát như ru và như… có gió thổi vi vu ở đầu lưỡi”.

Giọng của con trai Hà Nội thì trầm ấm. Ít có sự ồn ào trong cách nói của người Hà Nội gốc. Đặc biệt là chất giọng sang quý, tròn vành rõ chữ, không luyến láy, không lên giọng cuối câu, không nhấn nhá, không kéo rê, không âm thừa.

Đó là những chất giọng đầy kiêu hãnh mà chẳng lẫn vào đâu được, cho dù có nhiều người khác có cố bắt chước cũng khó lòng…

Ấy vậy mà giọng Hà Nội gần đây nghe không còn nhẹ nhàng ấm áp và cũng dần trở nên hiện đại hơn, cứng cỏi hơn…

Họa hoằn ở những gia đình trí thức cũ những năm 1954, các cụ vẫn sử dụng giọng Hà Nội từ những năm đó. Các cụ truyền khẩu dạy cho con cháu ở thế hệ tiếp sau; cũng là giọng Hà Nội thật đấy mà nghe sao nghe vừa thấy là lạ mà quen quen… Tiếng gọi Cậu, Mợ được dùng để chỉ Bố, Mẹ đã không còn được truyền từ ông bà tôi sang gia đình bố mẹ tôi nữa. Vì thế tôi cũng không còn sử dụng tiếng gọi đó để truyền cho các con tôi. Tiếng Cậu, Mợ vẫn còn đâu đó trong các ngóc ngách hun hút tối mờ của những con phố Hàng… Và thật kỳ lạ là giọng Hà Nội vẫn sống dẻo dai tồn tại. Tiếng Mợ phát âm nhẹ kéo dài nghe như hơi có âm gió của từ “mự” lần khuất bên trong giúp cho tiếng Hà Nội 1954 nghe thật truyền cảm nhẹ nhàng.

Trong ngôn ngữ của người Hà Nội, hiện nay cũng đang dần dần biến mất đi một số từ, một số cách nói vì những người sống ở Hà Nội nay chọn được cách diễn đạt khác tiện hơn. Sẽ là “Hôm nào rảnh đến nhà chơi chơi nhá” cùng một cái bắt tay lắc giật bỗ bã. Còn đâu thấy cảnh nhẹ nhàng tiễn khách với hai bàn tay nắm hờ, với dáng lưng thả nhẹ hơi chùng xuống, kèm câu “Kính bác lại nhà ạ” được chủ nhà nói khẽ khàng khi tiễn khách với thái độ trân trọng. Hay như tiếng “Mẹ” của người Hà Nội bây giờ, dù cho không còn thêm hơi gió thoảng nhẹ nhàng như xưa, nhưng vẫn không lẫn được với tiếng gọi mẹ từ giọng các vùng miền khác. Từ Mẹ của người Hà Nội, với cách phát âm có một chút hơi chìm xuống ở cuối từ là vẫn bảo toàn được tính cách nhẹ nhàng trong giọng Hà Nội. Ngôn từ để chỉ đấng sinh thành ra mình sau nhiều năm, nay đã đổi từ âm “Mợ” sang âm “Mẹ” mà cất đi chút gió thoảng của tiếng “Mự”. Biết đâu với “sự phát triển mạnh mẽ” của ngôn ngữ chát chít thế hệ 9X, 10X hiện nay, thì 50 năm sau, từ “Mẹ” cao quý cũng lại bị cắt gọt chỉ còn chữ “M” cộc lốc…

Người ta xưa nay hay tư duy một chiều, đành rằng mọi sự đều theo sự phát triển của xã hội nhưng cũng không thể chỉ: nếu không cho thầy cô giá phạt học sinh thì có lẽ cũng nên cho thầy cô giáo cái quyền từ chối không dạy học sinh hư nhỉ… tức là, ở nhà dạy con cho ngoan rồi đưa tới trường chỉ học kiến thức mà thôi…

Ôi cái sự “học”…

___

NPL

751 từ