Văn – 01/202309: cái bình

Trong khi người lớn tụ tập, uống café trong phòng khách…

Cậu bé đã 5 tuổi, lăng xăng, chạy ra chạy vào, sung sướng kéo theo chiếc xe tải yêu thích…

Đột nhiên…

Ầ… ầm…

một tiếng đổ vỡ khủng khiếp nổ ra trong phòng bếp… cắt ngang câu chuyện của người lớn đang vào hồi cao trào…

Người mẹ vội chạy vào…

cái bình pha lê của bà đang nằm chỏng chơ trên sàn nhà… vỡ tan… mảnh thủy tinh tung tóe khắp nơi…

Ai đã làm đây…?” người mẹ hét lên.

Con… con mèo… là con mèo ạ.” Cậu bé run rẩy, mặt tái mét…

Gương mặt người mẹ đỏ rần lên… lan xuống tận cổ…

Bà biết rất rõ, khi chính tay bà đã thả con mèo ra ngoài từ trước lúc đón khách để nó khỏi quấy rối và làm phiền khách…

Bà tiến lên… vung tay đánh mạnh lên cậu bé… gằn giọng: “Mẹ không có một người con nói dối.

Rõ ràng,

người mẹ biết rất rõ ai đã đánh vỡ cái bình; nhưng,

hậu quả lại nằm ở chỗ câu hỏi của người mẹ – là người đã trưởng thành, bản chất thực ra lại chính là “lời mời gọi”, là động cơ đẩy cậu bé tới hoàn cảnh nói dối trong vỏ bọc của một câu hỏi lấy thông tin thông thường… và,

cậu đã… “sập bẫy” của người mẹ đã vô tình giăng ra…

Khi gương mặt của người mẹ đỏ rần lên – đó là dấu hiệu một cảm xúc tiêu cực tới mức kinh ngạc khi tận mắt chứng kiến cậu con trai đã “nói dối một cách trắng trợn”.

Có thể nói rằng,

người mẹ đã vô tình chơi trò chơi kiểu: “thực ra, ta đã biết mọi chuyện rồi, đồ tồi” với chính con trai mình mà không ngờ rằng:

người mẹ đã không thận trọng và tỉnh táo khi “vạch mặt” và tiến tới, đánh cậu bé con của mình… – người mẹ đã mất bình tĩnh về sự trắng trợn trước kết quả của sự việc; trong khi, cậu bé đã “sập bẫy” mà chơi trò “hãy đánh và trừng phạt tôi đi” đầy thách thức…

Nếu…

cậu lại thừa nhận: “là con vô tình làm, con xin lỗi mẹ…” hẳn trò chơi không xảy ra; và,

đương nhiên,

kết quả câu chuyện sẽ liệu vì vậy mà dẫn sang đường khác chăng…

Vậy,

ai là người có lỗi…

___

NPL

411 từ

One thought on “Văn – 01/202309: cái bình

Leave a comment