Sưu tầm – Kỳ kinh thập tam thiên

Luận cục thiên – đệ nhất

Phu vạn vật chi số, tòng nhất nhi khởi. Cục chi lộ, tam bách lục thập hữu nhất. Nhất giả, sanh số chi chủ, cư kì cực nhi vận tứ phương dã. Tam bách lục thập, dĩ tượng chu thiên chi số. Phân nhi vi tứ, dĩ tượng tứ thời. Ngung các cửu thập lộ, dĩ tượng kì nhật. Ngoại chu thất nhị lộ, dĩ tượng kì hậu. Khô kì tam bách lục thập, bạch hắc tương bán, dĩ pháp âm dương. Cục chi tuyến đạo, vị chi bình. Tuyến đạo chi gian, vị chi quẻ. Cục phương nhi tĩnh, kì viên nhi động. Tự cổ cập kim, dịch giả vô đồng cục. Truyện viết:“nhật nhật tân”. Cố nghi dụng ý thâm nhi tồn lự tinh, dĩ cầu kì thắng phụ chi do, tắc chí kì sở vị chí hĩ.

 

Đắc toán thiên – đệ nhị

 

Kì giả, dĩ chánh hợp kì thế, dĩ quyền chế kì địch. Cố kế định vu nội nhi thế thành vu ngoại. Chiến vị hợp nhi toán thắng giả, đắc toán đa dã. Toán bất thắng giả, đắc toán thiểu dã. Chiến dĩ hợp nhi bất tri thắng phụ giả, vô toán dã. Binh pháp viết: “đa toán thắng, thiểu toán bất thắng, nhi huống vu vô toán hồ ? Do thử quan chi, thắng phụ kiến hĩ”.

 

Quyền dư thiên – đệ tam

 

Quyền dư giả, dịch kì bố trí, vụ thủ cương cách. Tiên vu tứ ngung phân định thế tử, nhiên hậu sách nhị tà phi, hạ thế tử nhất đẳng. Lập nhị khả dĩ sách tam, lập tam khả dĩ sách tứ, dữ thế tử tương vọng khả dĩ sách ngũ. Cận bất tất bỉ, viễn bất tất quai. Thử giai cổ nhân chi luận, hậu học chi quy, xá thử cải tác, vị chi hoặc tri. Thi viết: “mĩ bất hữu sơ, tiên khắc hữu chung”.

 

Hợp chiến thiên – đệ tứ

 

Bác dịch chi đạo, quý hồ cẩn nghiêm. Cao giả tại phúc, hạ giả tại biên, trung giả chiêm giác, thử kì gia chi thường nhiên. Pháp viết﹕Ninh thâu số tử, vật thất nhất tiên. Hữu tiên nhi hậu, hữu hậu nhi tiên. Kích tả tắc thị hữu, công hậu tắc chiêm tiền. Lưỡng sinh vật đoạn, giai hoạt vật liên. Khoát bất khả thái sơ, mật bất khả thái xúc. Dữ kì luyến tử dĩ cầu sanh, bất nhược khí tử nhi thủ thế, dữ kì vô sự nhi cường hành, bất nhược nhân chi nhi tự bổ. Bỉ chúng ngã quả, tiên mưu kì sanh. Ngã chúng bỉ quả, vụ trương kì thế. Thiện thắng giả bất tranh, thiện trận giả bất chiến. Thiện chiến giả bất bại, thiện bại giả bất loạn. Phu kì thủy dĩ chánh hợp, chung dĩ kì thắng. Tất dã, tứ cố kì địa, lao bất khả phá, phương khả xuất nhân bất ý, công kỳ bất bị. Phàm địch vô sự nhi tự bổ giả, hữu xâm tập chi ý dã. Khí tiểu nhi bất tựu giả, hữu đồ đại chi tâm dã. Tùy thủ nhi hạ giả, vô mưu chi nhân dã. Bất tư nhi ứng giả, thủ bại chi đạo dã. Thi vận: “chúy chúy tiểu tâm, như lâm vu cốc”.

 

Hư thực thiên – đệ ngũ

 

Phu dịch kì, tự đa tắc thế phân, thế phân tắc nan cứu. Đầu kì vật bức, bức tắc sử bỉ thực nhi ngã hư. Hư tắc dịch công, thực tắc nan phá. Lâm thì biến thông, nghi vật chấp nhất. Truyện viết: “ kiến khả nhi tiến, tri nan nhi thối”.

 

Tự tri thiên – đệ lục

 

Phu trí giả kiến vu vị manh, ngu giả ám vu thành sự. Cố tri kỉ chi hại nhi đồ bỉ chi lợi giả, thắng. Tri khả dĩ chiến bất khả dĩ chiến giả, thắng. Thức chúng quả chi dụng giả, thắng. Dĩ ngu đãi bất ngu giả, thắng. Dĩ dật đãi lao giả, thắng. Bất chiến nhi khuất nhân giả, thắng. Lão Tử viết: “ tự tri giả minh. ”

 

Thẩm cục thiên – đệ thất

 

Phu dịch kì bố thế, vụ tương tiếp liên. Tự thủy chí chung, trứ trứ cầu tiên. Lâm cục li tranh, thư hùng vị quyết, hào li bất khả dĩ soa yên. Cục thế dĩ doanh, chuyên tinh cầu sinh. Cục thế dĩ nhược, duệ ý xâm xước. Duyên biên nhi tẩu, tuy đắc kì sinh giả, bại. Nhược nhi bất phục giả, dũ khuất. Táo nhi cầu thắng giả, đa bại. Lưỡng thế tương vi, tiên túc kì ngoại. Thế cô viên quả, tắc vật tẩu. Ky nguy trận hội, tắc vật hạ. Thị cố kì hữu bất tẩu chi tẩu, bất hạ chi hạ. Ngộ nhân giả đa phương, thành công giả nhất lộ nhi dĩ. Năng thẩm cục giả đa thắng. Dịch viết: “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc sướng”.

 

Độ tình thiên – đệ bát

 

Nhân sanh nhi tĩnh, kì tình nan kiến; cảm vật nhi động, nhiên hậu khả biện. Thôi chi vu kì, thắng bại khả đắc nhi tiên nghiệm. Trì trọng nhi liêm giả đa đắc, khinh dịch nhi tham giả đa tang. Bất tranh nhi tự bảo giả đa thắng, vụ sát nhi bất cố giả đa bại. Nhân bại nhi tư giả, kì thế tiến; chiến thắng nhi kiêu giả, kì thế thối. Cầu kỉ tệ bất cầu nhân chi tệ giả, ích; Công kì địch nhi bất tri địch chi công kỉ giả, tổn. Mục ngưng nhất cục giả, kì tư chu; Tâm dịch tha sự giả, kì lự tán. Hành viễn nhi chánh giả cát, ky thiển nhi trá giả hung. Năng úy địch giả cường, vị nhân mạc kỉ nhược giả vong. Ý  bàng thông giả cao, tâm chấp nhất giả ti. Ngữ mặc hữu thường, sử địch nan lượng. Động tĩnh vô độ, chiêu nhân sở ác. Thi vân: “ tha nhân chi tâm, dư thì độ chi. ”

 

Tà chính thiên – đệ cửu

 

Hoặc viết: “ kì dĩ biến trá vi vụ, kiếp sát vi danh, khởi phi quỷ đạo da ?” dư viết ﹕“ bất nhiên”. Dịch vân: “ sư xuất dĩ luật, phủ tàng hung. ” Binh bổn bất thượng trá, mưu ngôn quỷ hành giả, nãi chiến quốc túng hoành chi thuyết. Kì tuy tiểu đạo, thật dữ binh hợp. Cố kì chi phẩm thậm phồn, nhi dịch chi giả bất nhất. Đắc phẩm chi hạ giả, cử vô tư lự, động tắc biến trá. Hoặc dụng thủ dĩ ảnh kì thế, hoặc phát ngôn dĩ tiết kì ky. Đắc phẩm chi thượng giả, tắc dị vu thị. Giai trầm tư nhi viễn lự, nhân hình nhi dụng quyền. Thần du cục nội, ý tại tử tiên. Đồ thắng vu vô trẫm, diệt hành vu vị nhiên. Khởi giả ngôn từ điệp điệp, thủ thế phiên phiên giả tai ? Truyện viết: “chánh nhi bất quyệt”. Kì thị chi vị dư ?

 

Động vi thiên – đệ thập

 

Phàm kì hữu ích chi nhi tổn giả, hữu tổn chi nhi ích giả. Hữu xâm nhi lợi giả, hữu xâm nhi hại giả. Hữu nghi tả đầu giả, hữu nghi hữu đầu giả. Hữu tiên trứ giả, hữu hậu trứ giả. Hữu khẩn tị giả, hữu mạn hành giả. Niêm tử vật tiền, khí tử tư hậu. Hữu thủy cận nhi chung viễn giả, hữu thủy thiểu nhi chung đa giả. Dục cường ngoại tiên công nội, dục thật đông tiên kích tây. Lộ hư nhi vô nhãn, tắc tiên thứ. Vô hại vu tha kì, tắc tố kiếp. Nhiêu lộ tắc nghi sơ, thụ lộ tắc vật chiến. Trạch địa nhi xâm, vô ngại nhi tiến. Thử giai kì gia chi u vi dã, bất khả bất tri dã. Dịch viết: “phi thiên hạ chi chí tinh, kì thục năng dữ vu thử”.

 

Danh sổ thiên – đệ thập nhất

 

Phu dịch kì giả, phàm hạ nhất tử, giai hữu định danh. Kì chi hình thế, tử sanh, tồn vong, nhân danh nhi khả kiến. Hữu trùng, hữu oát, hữu xước, hữu ước, hữu phi, hữu quan, hữu trát, hữu niêm, hữu đính, hữu tiêm, hữu thứ, hữu môn, hữu đả, hữu đoạn, hữu hành, hữu nại, hữu lập, hữu điểm, hữu tụ, hữu khiêu, hữu giáp, hữu tạt, hữu tị, hữu thứ, hữu lặc, hữu phác, hữu chinh, hữu kiếp, hữu trì, hữu sát, hữu tùng, hữu bàn. vi kì chi danh, tam thập hữu nhị, vi kì chi nhân, ý tại khả chu. Lâm cục biến hóa, viễn cận túng hoành, ngô bất đắc nhi tri dã. Dụng hạnh thủ thắng, nan đào thử danh. Truyện viết: “tất dã, chánh danh hồ kì !”

 

Phẩm cách thiên – đệ thập nhị

 

Phu vi kì chi phẩm hữu cửu. Nhất viết nhập thần, nhị viết tọa chiếu, tam viết cụ thể, tứ viết thông u, ngũ viết dụng trí, lục viết tiểu xảo, thất viết đấu lực, bát viết nhược ngu, cửu viết thủ chuyết. Cửu phẩm chi ngoại bất khả thắng kế, vị năng nhập cách, kim bất phục vân. Truyện viết: “sanh nhi tri chi giả, thượng dã; Học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi hựu kì thứ dã”.

 

Tạp thuyết thiên – đệ thập tam

 

Phu kì biên bất như giác, giác bất như phúc. Ước khinh vu nại, nại khinh vu tị. Giáp hữu hư thật, đả hữu tình ngụy. Phùng xước đa ước, ngộ tạt đa niêm. Đại nhãn khả doanh tiểu nhãn, tà hành bất như chánh hành. Lưỡng quan đối trực tắc tiên thứ, tiền đồ hữu ngại tắc vật chinh. Thi hành vị thành, bất khả tiên động. Giác bàn khúc tứ, cục chung nãi vong. Trực tứ ban lục, giai thị hoạt kì, hoa tụ thấu điểm, đa vô sanh lộ. Thập tự bất khả tiên nữu, thế tử tại tâm, vật đả giác đồ. Dịch bất dục sổ, sổ tắc đãi, đãi tắc bất tinh. Dịch bất dục sơ, sơ tắc vong, vong tắc đa thất. Thắng bất ngôn, bại bất ngữ. chấn liêm nhượng chi phong giả, quân tử dã; Khởi phẫn nộ chi sắc giả, tiểu nhân dã. Cao giả vô kháng, ti giả vô khiếp. Khí hòa nhi vận thư giả, hỉ kì tương thắng dã. Tâm động nhi sắc biến giả, ưu kì tương bại dã. Noản mạc noản vu dịch, sỉ mạc sỉ vu đạo. Diệu mạc diệu vu dụng tùng, hôn mạc hôn vu phục kiếp. Phàm kì trực hành tam tắc cải, phương tụ tứ tắc phi. Thắng nhi lộ đa, danh viết doanh cục; bại nhi vô lộ, danh viết thâu trù. Giai trù vi dật, đình lộ vi ?. Đả trù bất đắc quá tam, đào tử bất hạn kì sổ. Kiếp hữu kim tỉnh, lộc lô, hữu vô hưu chi thế, hữu giao đệ chi đồ. Dịch kì giả bất khả bất tri dã. Phàm kì hữu địch thủ, hữu bán tiên, hữu tiên lưỡng, hữu đào hoa ngũ, hữu bắc đẩu thất. Phu kì giả hữu vô chi tương sanh, viễn cận chi tương thành, cường nhược chi tương hình, lợi hại chi tương khuynh, bất khả bất sát dã. Thị dĩ an nhi bất thái, tồn nhi bất kiêu. An nhi thái tắc nguy, tồn nhi kiêu tắc vong. Dịch viết: “quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong”.

___________________________________

Nội Công Số 01: Luận Cục

Trích:

… Tự cổ cập kim, dịch giả vô đồng cục. Truyện viết:“nhật nhật tân”. Cố nghi dụng ý thâm nhi tồn lự tinh, dĩ cầu kì thắng phụ chi do, tắc chí kì sở vị chí hĩ.

Nghĩa:

Từ xưa tới nay, chưa kỳ thủ nào đánh ra ván cờ giống nhau. Truyện viết rằng: “mỗi ngày lại mới”. Vì các kỳ thủ đều phải suy nghĩ kĩ càng sâu sắc để đạt đến thắng lợi, nên không thể xảy ra ván cờ đã có của tiền nhân.

Luận:

Nhiều bạn trẻ khi bước chân vào khởi nghiệp đem hết bình sinh tâm sức tập trung vào việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Điều này không hề sai, tuy nhiên đây cũng là cái bẫy. Sản phẩm dịch vụ quá mới theo kiểu “game changer” vừa khó tìm ra mà lại chưa được chứng minh về mặt thị trường. Một lý do vì sao các nhà đầu tư thiên thần thường yêu cầu giai đoạn POC (Proof of Concept) trước khi bước chân vào Pre-seeding và Seeding chính là họ muốn nhìn thấy sản phẩm thực sự có tiềm năng thị trường. Giai đoạn POC cũng là giai đoạn chứng minh là “thời điểm” đã tới chưa. Ipod không phải là sản phầm máy nghe mp3 đầu tiên. Casio không phải là đồng hồ điện tử đầu tiên. Thế nhưng những sản phẩm này đã thành công rực rỡ không chỉ nhờ vào tính năng của sản phẩm mà còn nhờ vào việc tung ra đúng “thời điểm”. Cũng như kỳ thủ, đòn thế, khai cuộc, trung cuộc, sát pháp thì ai cũng biết cả, nhưng sử dụng phối hợp ra sao, tung ra ở thời điểm nào, đó chính là sự cao thấp của kỳ thủ vậy.

Trong Luận Cục Thiên, cổ nhân nói “Vì suy nghĩ kĩ càng sâu sắc để đạt thắng lợi mà không có ván cờ lặp lại của tiền nhân”. Cổ nhân không ghì nặng vào vấn đề phải nghĩ ra khai cuộc mới, đòn thế mới mà chủ ý vào “suy nghĩ kĩ càng sâu sắc để đạt thắng lợi” tức là coi trọng “Kỹ” hơn là “Mới”. Do đó, nhìn trên phương diện khởi nghiệp, dù sản phẩm dịch vụ của các bạn có thể không mới, nhưng nếu được tính toán kỹ, thăm dò kỹ, tư vấn kỹ, vận hành kỹ…. thi khả năng thắng vẫn cao như thường.

Ví dụ như, ai cũng biết Digital Distribution Platform chả có gì mới. Ebay, Amazon, Taobao… đầy ra. Vậy thì có nên bước chân vào mảng này không? Trong 5 năm gần đây, có 3 công ty khởi nghiệp ở Singapore bước chân vào mảng này là Redmart, Qoo10, Honestbee. Redmart tập trung vào Supply Chain Technology để phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp từ kho của nhà cung cấp tới khách hàng bằng hệ thống xe phân phối, kho di động, tracking device. Qoo10 tập trung vào bán quảng cáo và điểm thưởng cho cả nhà cung cấp và khách hàng. Honestbee tập trung vào phát triển hệ thống nhân viên nhặt hàng và nhân viên giao hàng từ lao động nhàn rỗi, làm thêm. Vậy tuy là cũ mà vẫn mới. Cả ba công ty khởi nghiệp này ngày một lớn mạnh ở Singapore. Redmart mới được Lazada mua cổ phần và bơm 40 triệu đô, raise thêm được 55 triệu đô từ nhà đầu tư khác. Qoo10 raise đc 82 triệu đô series A. Honestbee mới nhất, launched vào tháng 1 năm 2015 nhưng hiện tại đã có 2300 nhân viên trên 6 quốc gia.

Kết: “Kỹ” quan trọng hơn “Mới”. Nếu không nhìn ra được cái Mới trong cái Cũ thì đó là người không có cái “Thấy”.

 

 

Nội công số 02: Đắc Toán Thiên

Trích:

Binh pháp viết: “đa toán thắng, thiểu toán bất thắng, nhi huống vu vô toán hồ ? Do thử quan chi, thắng phụ kiến hĩ”.

Nghĩa:

Binh pháp viết rằng “tính toán thì thắng, không tính toán thì không thắng, sao lại bảo không tính toán? Vì thế mà nói, thắng là do thấy mà thôi”.

Là một nhà khởi nghiệp, điều trọng yếu chính là “Cái Thấy”, thấy chi tiết và thấy toàn cảnh. Năm ấy, Michael Dell trong ký túc xá Đại học Texas Austin với một bản kế hoạch kinh doanh viết tay vài trang và 1000 đô vay mẹ đã bắt đầu một sự nghiệp như thế.

Khởi nghiệp đơn giản là nấu lẩu. Một nồi lẩu của nghịch lý (Paradox Steamboat). Thành công trong khởi nghiệp là khả năng dung hòa nghịch lý. Và khả năng này chính là Cái Thấy, là khả năng Zoom in Zoom out bất cứ khi nào. Vừa chi tiết, vừa toàn cảnh, vừa tiết kiệm, vừa xông xênh, vừa bận bịu, vừa rảnh rang, vừa lắng nghe ý kiến đóng góp, vừa chém ra gió ra bão….

Đạo Phật có nói tới một cảnh giới mà hành giả có thể “vào ra ba cõi như chốn không người”. Đơn giản là vào ra tự tại không ràng buộc. Vậy cứ tạm so sánh một người khởi nghiệp là một hành giả tu hành. Và khi đạt được giác ngộ, họ có thể vào cõi “chi tiết” một lúc, rồi lại vào cõi “toàn cảnh” một lúc, tùy ý tự do tự tại.

Chúc các bạn đạt được Cái Thấy để tự do tự tại mà Khởi nghiệp. Thành công chỉ là hệ quả của sự giác ngộ mà thôi. Như Tôn Tử viết “Thắng là do Thấy mà thôi”.

 

 

Nội Công bài số 03: Quyền Dư Thiên

Trích:

Cận bất tất bỉ, viễn bất tất quai. Thử giai cổ nhân chi luận, hậu học chi quy, xá thử cải tác, vị chi hoặc tri. Thi viết: “mĩ bất hữu sơ, tiên khắc hữu chung”.

Nghĩa là:

Quân cờ gần nhau thì không nên đặc quá, xa nhau thì không thể mỏng quá, những điều này là do các cao thủ chuyên nghiệp từ nhiều đời tổng kết, người mới học nên triệt để tuân theo. Ngoài ra còn có những thứ mới hơn thì cũng phải tìm hiểu để biết. Kinh Thi viết rằng: “Không có giai đoạn học tập cơ bản thì không bao giờ có khả năng thành tựu”.

Thế nên vì sao, tại nhóm này tôi lại không đưa lên một lúc tất cả các chiêu thức mưu kế mà lại phải truyền bá song song với nội công tâm pháp. Mục đích là để các anh chị em xây dựng cả cái tâm, cái hiểu trên nguyên tắc, đạo lý song song với luyện tập chiêu thức và ứng dụng. Thế nó mới ngấm được vào huyết mạch và dùng được lâu dài. Cùng với học tập, ta vẫn cùng nhau tìm cái mới, ứng dụng mới, góc nhìn mới để cùng tiến bộ.

Nhiều bạn vào pm hỏi tôi cả cách chống chiêu. Vậy thì đã hỏi vào cái phần cao hơn rồi. Cái đó gọi là Phản Chiêu, dạy ở mức độ cao cấp hơn của Chiến lược. Vì thấy những câu hỏi như thế, đành phải nói ra rõ hơn các phân cấp của việc học mưu lược nó như thế nào.

Tổng bộ chia làm 10 tầng hỏa hầu: 3 tầng cơ bản, 3 sơ cấp, 3 trung cấp và 1 cao cấp. Dùng để dạy ra tướng lĩnh. Tầng Cơ bản là dạy cho toàn quân. Sơ cấp là dạy cho tiểu tướng. Trung Cấp là dạy cho thượng tướng, Cao cấp là dạy cho Đại tướng. Tiểu tướng có thể nắm đám quân nhỏ, thượng tướng có thể nắm đám quân lớn, đại tướng có thể thống lĩnh đại quân.

Ngoài ra, khi lên tới mức cao cấp (tầng 10) thì các tướng cũng được phân chia ra làm 4 hướng theo xu hướng nội tại của mình.

  1. Ưng Tướng: (Eagle) Visionary Leader, thường sẽ vào vị trí CEO, GM, ED etc (Nhìn xa, trông rộng là sức mạnh)
  2. Hổ Tướng (Tiger) Operation Leader, thường sẽ vào vị trí COO, CFO, CIO etc. (Chi tiết, sắp xếp là sức mạnh)
  3. Xà Tướng (Snake) Negotiation Leader, thường sẽ lead M&A unit etc. (biến báo, linh hoạt là sức mạnh)
  4. Hồ Tướng (Fox) Deception Leader, thường là strategic advisor etc. (thật giả lẫn lộn, tầng tầng lớp lớp là sức mạnh)

Trước mắt ở thời điểm hiện tại, chúng ta hãy cùng học tập mức cơ bản nhé. Khi đã có đủ lượng thành viên và giai đoạn học tập cơ bản đã hoàn thành cho một số, các tầng tiếp theo sẽ được dạy “in house”, không public nữa. Chỉ có phần cơ bản được truyền bá phổ cập thôi.

 

 

Nội công số 04: Hợp Chiến Thiên

Trích:

Bác dịch chi đạo, quý hồ cẩn nghiêm. Tùy thủ nhi hạ giả, vô mưu chi nhân dã. Bất tư nhi ứng giả, thủ bại chi đạo dã. Thi vận: “chúy chúy tiểu tâm, như lâm vu cốc”.

Nghĩa:

Cái đạo đánh cờ, quý nhất là sự nghi hoặc, cẩn thận và nghiêm túc. Đánh cờ mà tuỳ tiện là kẻ vô mưu. Đánh mà không nghĩ là con đường dẫn tới thất bại mà thôi. Kinh Thi viết rằng: “Cẩn thận lo lắng như vào hang sâu”.

Luận:

Ta đã từng nói về thái độ. Dù có ngàn vạn chiêu thức mà không có thái độ đúng đắn suốt đời mình thì dễ đi vào ma đạo.

Cẩn thận nghiêm túc thì dễ hiểu. Ở đây, chỉ bàn về chữ Hồ (nghi ngờ). Hồ không phải là Nghi trong ngũ độc Tham Sân Si Mạn Nghi.

Hồ ở đây là nghi ngờ để kiếm chứng, là không tin vào lý thuyết ngay mà phải qua thực chiến mà giác ngộ về lý thuyết đó. Còn Nghi trong ngũ độc là sự thiếu niềm tin vào chân lý.

Hải Thượng Lãn Ông có phép tăng tuổi thọ đúc kết là

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

Thủ chân là giữ vững niềm tin vào chân lý.

Trong Kinh Anguttara Nikaya (Tăng Chi Bộ), Đức Phật cũng nói đừng tin vào một điều chỉ vì điều đó do bậc thánh nhân dạy, hay do thầy ta dạy. Mà chỉ tin sau khi đã kiểm chứng, suy nghĩ, sử dụng, đúc kết và giác ngộ điều đó.

 

 

Nội công số 05: Hư thực thiên

Trích:

Phu dịch kì, tự đa tắc thế phân, thế phân tắc nan cứu. Truyện viết: “ kiến khả nhi tiến, tri nan nhi thối”.

Nghĩa:

Tự mình tạo ra nhiều đám quân thì thế phải bị phân chia, thế bị phân chia thì khó mà cứu. Truyện viết rằng: “thấy tiến được thì tiến, thấy khó thì nên lui”.

Xin được kể cho các bạn nghe một câu chuyện của tôi 4-5 năm trước. Lúc ấy tôi còn lang thang hành tẩu nhiều hơn bây giờ, tham gia rất nhiều dự án cả trong và ngoài nước. Vấn đề là khi lang thang như thế, tôi lại không có được một đội ngũ anh em huynh đệ tỷ muội mạnh như bây giờ để đảm bảo sự vận hành của tất cả các dự án một cách trơn tru. Nói cho vuông thì là thiếu các tướng. Đội ngũ tướng vừa mỏng vừa yếu, lại bị điều đi các mặt trận khác nhau dày đặc.

Lúc ấy, rất là thích các môn thể thao trí tuệ, tôi có thành lập một hội quán thể thao trí tuệ thời bấy giờ cũng khá là đình đám đặt tên là V Club tại Hà Nội trên một diện tích 368m2, lấy hình tượng chiếc mặt nạ V for Vendetta làm logo, có motto là “Nơi tài năng hội tụ”. Thực chất là muốn có một nơi hội tụ anh hùng tứ phương có chỗ vui vầy cùng nhau. Tại V Club có đủ các môn: cờ Vây, cờ Tướng, cờ Vua, Poker, Yoga, Zumba Fitness vv và vv. và cũng là một quán cafe trên tầng thượng có view đẹp.

Sau hơn 1 năm hoạt động, đội ngũ tướng rối loạn, trách nhiệm không thuộc về ai, việc thay đổi và điều tướng đi các mặt trận quá dày và quá nhanh khiến cho không thể điều hành nổi. Đó chính là “Tự đa tắc thế phân, thế phân tắc nan cứu”. Hiểu được việc không thể cứu nổi, tôi đành phải đóng cửa V Club, ưu tiên tướng lĩnh vào các dự án quan trọng hơn. Đây là một thất bại nhưng nếu cứ gò mà tiến thì thành thảm bại. Thế nên nắm được yếu lĩnh “Thấy tiến được thì tiến, thấy khó thì nên lui”. Lui tuy là có sự ảnh hưởng tới bộ mặt, nhưng nếu bộ mặt vốn chẳng là gì thì ta cần phải lui bảo toàn lực lượng để rồi một ngày ta có đội ngũ tướng mạnh mẽ, quân lực đầy đủ ta lại xuất quân mạnh mẽ hơn trước.

 

 

Nội công tâm pháp bài số 6: Tự Tri Thiên

Yếu lĩnh:

Phu trí giả kiến vu vị manh, ngu giả ám vu thành sự. Lão Tử viết: “ tự tri giả minh.”

Dịch nghĩa:

Người biết thì tuy thấy mà vẫn còn phải suy xét kiểm chứng. Kẻ ngu tuy mù lòa chẳng thấy gì mà mồm nói xoen xoét như đúng rồi.

Lão Tử nói: “Tự thấy thì sáng”

Luận:

Thấy có cái thấy nhập thế gian, có cái thấy xuất thế gian. Trong cái thấy nhập thế gian, ta cần hệ quy chiếu, cần góc cạnh của người thấy, thế nên chưa đi đôi giày của người khác, chưa nhập hồn vào xác người khác để nhìn qua đôi mắt của họ thì ta chưa thể thấy như họ thấy. Vì thế, bậc trí giả tự nhiên sẽ không tranh biện trong cái thấy nhập thế gian, bởi vì họ luôn nhìn bằng cái thấy xuất thế gian, hòa trộn với lòng từ bi, tình thương yêu rồi để thấy cái thấy mù lòa của kẻ mù mà giúp kẻ ấy.

Ngược lại kẻ ngu, sống bằng việc ăn những đống nôn và ọe ra những đống nôn của người khác, mù lòa nhưng tự hào về sự mù lòa của mình. Chúng gặp nhau, kẻ bảo voi như cột, kẻ bảo voi như quạt, chúng tranh biện, sân hận, đau khổ. Chúng đáng thương. Có thể dùng hình ảnh của hai thằng lòi dom ngồi gại gại cái đoạn hậu môn bị lòi ra ngoài của nhau, mỗi lần gại là một lần đau rát mà chẳng cần nghĩ tới làm sao để hết lòi dom. Chúng dành năng lượng cho việc làm sao cho thằng khác đau hơn là chữa lòi dom cho chính bản thân mình.

Trong chuyến đi Kẻ Giai, chúng ta có một đoạn thảo luận về việc chuẩn bị Thiền phòng, Trà thất, Kỳ thất vv ở Tổng đàn. Vậy hãy cứ cho là mỗi con người chúng ta có một Tổng đàn nội tâm của chính mình. Trước khi ta sắp xếp sách vở vào đó, ta ít nhất phải có một cái Không gian, trống trải và yên tĩnh, nơi ta bắt đầu sắp xếp lại chính mình.

Trong chúng ta có những người tập võ, tập khí công, thì đều biết khái niệm Đan điền, nơi ta tụ khí. Lại biết, khi tập luyện ta phải tán khí ra cho Đan điền trống rỗng, vận hành đi qua kỳ kinh bát mạch, được sự giúp đỡ của thầy, của bạn, của kỳ duyên mà đả thông Nhâm Đốc nhị mạch, điều khí qua những chỗ tắc nghẽn, rồi mới lại tụ khí Đan điền để dưỡng.

Chỉ khi ta biết tự làm trống rỗng mình thì mới có cơ hội tiếp quản thêm được khí của trời đất, khi ta khai mở và kết nối, sự sáng sẽ tự đến. Đó chính là khái niệm “Tự Tri” mà Lão Tử nói tới, ta xoay vào trong nhiều hơn ta xoay ra ngoài, ta có mỏ vàng ở trong để khai thác nhưng lại quỳ gối lê la khắp chốn ăn xin. Đó chính là nghịch lý của thời mạt pháp vậy.

 

 

Nội công số 07: Thẩm Cục Thiên

Trích:

“Ngộ nhân giả đa phương, thành công giả nhất lộ nhi dĩ. Năng thẩm cục giả đa thắng. Dịch viết: “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc sướng”.

Nghĩa:

“Người sai lầm vì lắm mối, kẻ thành công chỉ một đường. Kẻ biết nhận định thế cuộc, thường hay thắng. Kinh Dịch nói rằng: cùng thì biến, biến thì thông, thông thì sướng”.

Có nhiều người muốn khởi nghiệp. Nhìn thấy một cái này hay, ngồi tính toán, tính toán mãi xong rồi nản. Lại nhìn thấy một cái khác, ngồi tính toán tiếp rồi lại vì việc này việc kia mà chẳng làm. Ta sẽ chẳng bao giờ đi được tới đích nếu không có bước chân đầu tiên. Cái này gọi là “Analysis till Paralysis” (Phân tích tính toán cho tới khi liệt con mẹ nó dương luôn). Không có tính toán thì không được (như trong bài Nội công Đắc toán thiên đã nói tới) nhưng tính toán nhiều quá vì sợ rủi ro thì chẳng bao giờ làm được gì. Làm gì có business nào không có rủi ro. Quan trọng là rủi ro đã có tính toán và rủi ro đó có thể chấp nhận được mà thôi.

Lại nói, có người bước một bước chân vào khởi nghiệp. Được ba bữa, lại có ý khác hay, lại bước một bước vào khởi nghiệp 2. Để ý mà xem, trong cái đội quân khởi nghiệp, có những người có tới năm bảy cái công ty khởi nghiệp liền mà chả có cái nào ra tấm ra miếng. Thế là vì sao? Có thể là vì hứng, cũng có thể là vì tham. Thẩm cục thiên nói: “Người sai lầm vì lắm mối”. Cũng như các cụ chúng nó bảo: lắm mối tối nằm không vậy. Vậy thì ngay cả khi ta có nhiều thứ, ta phải biết chọn cái nào chính cái nào là phụ để mà phân chia thời gian, năng lượng. Đây cũng là cái lý của việc đứng tấn phải có chân trụ. Trụ mà không vững thì ko thể đá cao, lại càng không thể đá quét. Trước khi học tới trình độ khinh công không trụ, mới vào môn phái phải học đứng tấn, phải học trụ và sau đó học tới đổi trụ linh hoạt rồi mới tới bước đéo còn trụ nữa.

Vì khi ta tập trung năng lượng vào một thứ, ta sẽ thấy trên con đường ta đi, nhiều khó khăn sẽ tới, và khi vượt qua được từng khó khăn đó, thì mỗi lần là một lần hoan lạc.

Hãy nhớ: Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì sướng.

Hãy sướng, và sướng liên tục. Đây gọi là công phu Liên Hoàn Sướng.

 

 

Nội công số 8: Độ tình thiên

Trích:

“Bất tranh nhi tự bảo giả đa thắng, vụ sát nhi bất cố giả đa bại”

Nghĩa là:

Kẻ tránh đối sát, cẩn thận phòng thủ, thì thắng nhiều. Kẻ hiếu sát, chỉ giết ko cần biết hậu quả, thua là chính.

Ví dụ:

Herbert Dow là một kĩ sư hóa người Mỹ gốc Canada, thành lập nên tập đoàn Dow Chemical của Mỹ năm 1897. Hồi ấy Brôm quý lắm mà Đức chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Chúng mang qua Mỹ bán giá cao gấp đôi giá thành sản xuất ở Đức.

Chàng kĩ sư Dow trẻ tuổi tìm ra quá trình tách brôm từ nước mặn, sản xuất được Brom giá rẻ bằng 1/10. Thế là cạnh tranh nhau trên đất Mỹ. Dow mới khởi nghiệp, chẳng có sức mạnh tài chính còn nhà sản xuất của Đức thì to kếch xù. Nhà sản xuất Đức thấy Dow bán rẻ hơn mới quyết tâm triệt hạ Dow bằng mọi giá. Vì có tiềm lực tài chính, có khả năng chịu lỗ dài hạn, chúng hạ giá xuống dưới 10% giá thành thị trường, chấp nhận lỗ để đánh cho Dow phá sản.

Thay vì đối đầu với kẻ địch quá mạnh. Dow cho ngừng sản xuất, chạy vay khắp nơi họ hàng bạn bè. Đem hết tiền của trong nhà ra mua sản phẩm của bọn Đức với giá rẻ. Rồi cho gấp lên tàu mang sang Châu Âu bán với nửa giá bán của nhà sản xuất Đức. Thua quả đậm ngay trên sân nhà, chúng bắt buộc phải rời khỏi Mỹ.

Thế mới biết, dù to hay nhỏ, khi cái suy nghĩ tranh đấu ham giết chóc, ham triệt hạ thì thường hậu quả thực khôn lường. Chính lúc hiếu sát nhất là lúc sơ hở nhất.

Trong các kỳ viện dạy cờ Vây ở nước ngoài có một câu rất quan trọng mà trẻ con rất thuộc: “Attack to build, not to kill” có nghĩa là “Tấn công để xây dựng, không phải để giết”. Bởi vì quá trình công vào điểm sơ hở của địch, mỗi một nước công sẽ khiến địch phải dùng tới vài nước thủ. Trong khi địch tốn thời gian công sức để phòng thủ chính là lúc ta có thời gian để đầu tư xây dựng cái mới, cái tương lai tươi đẹp hơn.

 

 

Nội công bài thứ 9: Tà Chính Thiên

Chính hay tà?

Có người nói: Trong ván cờ toàn xảy ra mẹo mực lừa dối, biến hóa bất nhất, phải chăng cờ Vây là tà đạo? Việc quân sự mưu kế cũng nhiều, biến hóa cũng lắm nhưng quân sự vẫn không phải việc xấu xa. Cờ vây chỉ là một nghệ thuật có bản chất rất gần với quân sự. Ưu điểm của cờ vây có nhiều. Nhưng cách chơi, cách thể hiện của mỗi người lại khác nhau, tùy theo phẩm chất từng người.

Xem kẻ tầm thường kia, nhìn bàn cờ nghĩ thì ít mà khoa chân múa tay thì nhiều, mồm nói thao thao. Người đắc đạo trái lại, bình thản sâu xa, dựa vào hình cờ mà để tinh thần tự do phiêu lãng nơi ván cờ. Thắng không tỏ vẻ vui sướng, thua không oán hận cay cú. Biểu hiện như thế có phải tà đạo không?

Thực ra, luận về chính tà là điều khó vì chính hay tà là do tâm sinh ra niệm. Chính tâm thì sinh chính niệm. Tà tâm thì sinh tà niệm. Chính niệm thì sinh ra an vui. Tà niệm thì gây ra đau khổ. Vốn ta không thể định nghĩa chính tà được bởi vì quy định vào khái niệm, định nghĩa, xác định ranh giới thì lại thành sai. Thế nên cái khái niệm chính tà này vốn là bất khả tư nghị. Như Đào Hoa Đảo Chủ Hoàng Dược Sư, thiên hạ ai cũng bảo là thằng tà, nhưng bản thân nó thì kệ, nó an vui cuộc sống của nó, ai thích gọi gì thì gọi. Tuy nhiên toát ra từ cuộc sống gọi là “tà” đó, lại làm cho chính nhân quân tử phải nể phục.

Có câu chuyện thế này:

Có một thằng, một ngày nọ nó quyết định ra ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ và cứ 15 phút nó lại hét to lên: “Ta là Phật”. Ngày đầu tiên nó hét, người đi đường đều cười nhạo thằng điên. Ngày ngày trừ lúc ăn uống đái ỉa, nó lại ra đó hét. Sau một tuần, những người hàng ngày đi qua con đường đó bắt đầu không còn cười nữa. Sau một tháng, có một bà già xuất hiện và lạy nó. Sau ba tháng có tới 30 người quây quanh nó để lạy. Mỗi lần nó hô: “Ta là Phật” những người kia lại lạy và hô “Mô Phật”.

Thế mới biết, những điều số đông tin theo chưa chắc đã là đúng.

Trên cái đất nước Việt Nam, có bao nhiêu doanh nghiệp vận hành một sổ? Khi đi tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp, tôi có nói về vấn đề này. Và rất nhiều doanh chủ nói với tôi, cả thiên hạ ai cũng hai, ba, bốn sổ thì em cũng làm thế, có gì là sai? Sai thì không sai, ở trong cái ngắn, tồn tại từng ngày, hẳn là không sai rồi. Nhưng để thành cái gì đó to hơn thì điều đó lại cản trở sự phát triển.

Einstein nói: “Có ba thế lực chi phối thế giới: sự ngu dốt, lòng tham và sự sợ hãi”. Hễ mà những quyết định của ta bị chi phối bởi các thế lực này thì khả năng là kết quả sẽ không đem lại sự an lạc. Thế nên, dù đi chậm, mà chính đạo thì dù có không thành công cũng sẽ an vui.

 

 

Nội Công Bài Số 10: Động Vi Thiên

Hôm nay có một cô gái nói với tôi: em ở Tổng đàn liền ba ngày, vẫn không thể hiểu nổi. Người của Binh Gia Môn đến với nhau vì cái gì?

Tôi nói: ban đầu họ xoay quanh một lỗ trống, rồi sau đó sự xoay chuyển đó tạo thành lốc, trong cơn lốc, mọi thứ gắn với nhau thành gần gũi và thân thiết.

Cô ấy lại nói: đơn giản vậy sao?

Trả lời: những thứ đơn giản nhất đôi khi lại hiện thân trong sự phức tạp chằng chịt không ngờ.

Vì thế, hôm nay sẽ viết bài Nội công thứ 10

Nội công bài thứ 10 – Động vi thiên

Động vi thiên được dịch là Mưu lược tinh vi lắt léo như hang động chằng chịt.

Nội dung của Động vi thiên thì dài dòng. Chỉ xin trích vài câu.

Tính toán kĩ lưỡng phải biết chiến lược vòng ngoài có thể ảnh hưởng đến vòng trong hay không, muốn tính phía Tây phải tính từ phía Đông. Đường lối mỏng yếu không tạo nổi thế phòng thủ phải sớm tìm lối thoát, hoặc có thể tạo cơ hội giáp lá cà 50/50 cục bộ. Khi phải nhường đường cho đối phương thì phải nghĩ thật thông suốt, khi đối phương chấp nhận nhường đường cho mình thì không nên cậy thế mà làm căng quá. Chọn được nơi thích hợp để xây dựng căn cứ rồi thì lại cần phải theo dõi từng bước phát triển, nếu nơi đó không có trở ngại gì thì mới tiếp tục khai thác tiếp.

Những điều này là kiến thức cơ bản mà lại ảo diệu của binh gia. Người mưu lược không thể không biết. Kinh Dịch viết: “Trong thiên hạ, nếu không phải là loại người có cái Thấy thì không thể lĩnh ngộ được cái ảo diệu của đạo này?”

Luận:

Cái sự ảo diệu tới mức chằng chịt như hang động của Mưu Lược lại đến từ sự đơn giản đến không ngờ của cái Thấy. Giả như, cùng đi trong rừng rậm, ai cũng sợ đi qua đầm lầy, bởi thụt xuống là chết, lò dò từng bước. Thế mà con lợn rừng nó lại chạy phăng phăng, bởi trước mắt nó, con đường đi của đầm lầy lại rất sáng rõ, nó có thể thấy rõ chỗ nào lầy và chỗ nào không. Bản năng của con lợn rừng là một sự sáng mà chỉ nó có: một sự sáng tự nhiên.

Cái Thấy là một sự sáng từ bên trong, là “tự tri” chứ không phải đến từ bên ngoài như học thuộc. Mọi kiến thức đều chỉ là những mảnh, đoạn, mẩu, cục nguyên liệu. Nối ráp chúng với nhau để trở thành một điều hữu ích cần sự sáng tự nhiên không gò ép. Căn bản của hiện tượng càng đọc sách càng ngu (mà các cụ gọi là “Đa thư loạn mục”) chính là vậy. Bởi vì đó chỉ là sự chất chứa hàng đống mảnh, đoạn, mẩu, cục nguyên liệu mà để cả đống thì chỉ là rác rưởi, che lấp sự sáng, càng học càng ngu. Nhưng chỉ cần có một tia sáng lóe lên thì các mảnh mẩu đó tự lắp ghép lại một cách tự nhiên không cần nhiều nỗ lực. Khi ấy, học một hiểu mười dùng trăm vạn.

Hãy là một con lợn rừng trong đầm lầy.

 

 

Nội công bài thứ 11: Danh sổ thiên

Phu dịch kì giả, phàm hạ nhất tử, giai hữu định danh. Kì chi hình thế, tử sanh, tồn vong, nhân danh nhi khả kiến.

Hữu trùng, hữu oát, hữu xước, hữu ước, hữu phi, hữu quan, hữu trát, hữu niêm, hữu đính, hữu tiêm, hữu thứ, hữu môn, hữu đả, hữu đoạn, hữu hành, hữu nại, hữu lập, hữu điểm, hữu tụ, hữu khiêu, hữu giáp, hữu tạt, hữu tị, hữu thứ, hữu lặc, hữu phác, hữu chinh, hữu kiếp, hữu trì, hữu sát, hữu tùng, hữu bàn. Vi kì chi danh, tam thập hữu nhị, vi kì chi nhân, ý tại khả chu.

Lâm cục biến hóa, viễn cận tung hoành, ngô bất đắc nhi tri dã. Dụng hạnh thủ thắng, nan đào thử danh. Truyện viết: “tất dã, chánh danh hồ kì !”

Dịch nghĩa:

Danh sổ thiên là nói về danh từ khái niệm trong cờ.

Là người đánh cờ, đặt quân dứt khoát, nước đi nào cũng có tên gọi. Dù là hình cờ, sống chết, tồn vong, từ tên nước đi mà biết.

Nào là: điểm trọng yếu, bẻ, vồ, kỳ cân, bay, quan tử, đâm, đè, áp đỉnh, tiêm, gặm nông, đả nhập, gông, xiết, ép, trụ, điểm mắt, đứng, cắt, khoét, phân tán, chạy, thử, phong tỏa, phác, chinh quân, cướp, ghì, giết… Đòn trong cờ Vây, có cả thảy 32 tên gọi.

Người chơi cờ Vây, điều gì định làm, đều nghĩ chu đáo. Vào trận linh hoạt, ngang dọc xa gần, không được trơ trẽn đánh bừa.

Dựa vào may mắn để thắng, phàn nàn kêu ca, bỏ cuộc giữa chừng đều là rác rưởi bỏ đi cả. Truyện viết: “Làm được như thế, mới đúng là người đánh cờ vậy”.

Lời bình:

Người biết được nhiều phương tiện, sử dụng được nhiều phương tiện thì có nhiều cơ hội để làm việc lợi ích hơn kẻ không có hoặc có ít phương tiện. Chỉ cần đừng bị dính mắc vào phương tiện, đặt phương tiện đúng vị trí của nó, để sử dụng mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời. Thế thì ổn. Nếu bị dính mắc, lại khổ hơn.

Còn đời này cũng có những kẻ, phương tiện chẳng có, cũng chẳng làm gì bao giờ, dành thời gian và năng lượng chửi bới và ghen tức với những người có phương tiện. Những kẻ ấy, còn khổ hơn, lửa đốt trong ngoài. Cũng đáng thương vậy.

Thế nên, làm gì thì làm, miễn là bớt khổ, thêm vui thì làm. Còn chuyện phương tiện, có ít có nhiều, cũng chẳng có sao. Bởi vì, tinh túy nằm ở chỗ “dụng” chứ không phải nằm ở chỗ “có”.

 

 

Nội công bài thứ 12: Phẩm cách thiên

Phu vi kì chi phẩm hữu cửu. Nhất viết nhập thần, nhị viết tọa chiếu, tam viết cụ thể, tứ viết thông u, ngũ viết dụng trí, lục viết tiểu xảo, thất viết đấu lực, bát viết nhược ngu, cửu viết thủ chuyết. Cửu phẩm chi ngoại bất khả thắng kế, vị năng nhập cách, kim bất phục vân. Truyện viết: “sanh nhi tri chi giả, thượng dã; Học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi hựu kì thứ dã”.

Dịch nghĩa:

Phàm luyện cờ Vây cần biết về chín phẩm cách. Thứ nhất là tập trung. Thứ nhì là bình thản. Thứ ba là tỉ mỉ. Thứ tư là thông suốt. Thứ năm là biết dùng trí. Thứ sáu là khéo léo. Thứ bảy là dũng mãnh. Thứ tám là thanh tịnh. Thứ chín là khiêm tốn.

Ngoài chín phẩm cách này cờ Vây còn đem lại nhiều ưu điểm nhỏ khác không bàn ở đây. Truyện viết rằng “Sinh ra mà đã biết thì là bậc phi thường. Học mà biết là người bình thường. Lâm vào thế khốn cùng rồi mới biết là là lũ tầm thường vậy”.

Luận:

Trong môn quy của BGM, có nói tới Dùng Vi Kỳ để luyện công. Vậy luyện là luyện cái gì? Chính là luyện Cửu Phẩm này vậy. Trong nhiều lần khai tâm cho các đệ tử, thành viên, đều có nhấn mạnh rằng, Vi Kỳ không phải là trò chơi, rằng thái độ với Vi Kỳ phải đúng đắn. Vi Kỳ là công cụ để cải biến tâm thức, rèn luyện phẩm cách, tiến tới “tự sáng”.

Sau mỗi ván cờ, thua hay thắng đều phải xem lại kĩ càng, ngược xuôi nhiều lần. Tìm ra sai sót trong tâm thức dẫn tới thất bại trên nước đi. Như thế, chính là dần dần mài giũa tâm thức và phẩm chất. Ngày nào cũng tự chỉnh chính mình như thế thì mỗi ngày đều là tiệm ngộ.

Chớ đợi đến khi thất bại thảm hại trong cuộc đời rồi, mới quay đầu đi học và rèn luyện thì thật là lãng phí.

 

 

Nội Công Thứ 13: Tạp Thuyết Thiên

Thiên này rất dài, vì chứa nhiều phụ lục. Sẽ tùy lúc mà nói thêm dần dần.

Hôm nay, chỉ lấy một đoạn, để làm vui đêm nay.

Trích:

Thắng bất ngôn, bại bất ngữ, chấn liêm nhượng chi phong giả, quân tử dã; Khởi phẫn nộ chi sắc giả, tiểu nhân dã.

Cao giả vô kháng, ti giả vô khiếp. Khí hòa nhi vận thư giả, hỉ kì tương thắng dã. Tâm động nhi sắc biến giả, ưu kì tương bại dã.

Nghĩa:

Thắng không hô ha, bại cũng chả một lời, luôn khiêm tốn nhường nhịn, ấy là đức của kẻ phong nhã, người quân tử vậy. Cáu bẳn lên tới sắc mặt chính là loài tiểu nhân đó.

Gặp người thấp hơn không nạt, gặp người cao hơn không khiếp. Khí sắc ôn hoà, lấy vui làm thắng. Tâm động biến sắc, lo lắng chính là đã bại.

Luận:

Chả có đếu gì để luận.

 

Leave a comment